Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn trong năm của Phật giáo, có khởi nguồn từ tích “Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ”. Vậy, lễ Vu Lan là ngày gì? Có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào đối với người Việt?
Lễ Vu Lan là ngày gì?
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại của Phật giáo, được diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của đấng sinh thành và tổ tiên. Bên cạnh đó, ngày lễ này còn khuyến khích mọi người trân trọng những gì mình đang có và hãy biết ơn khi chúng ta vẫn còn cha mẹ ở bên mình.
“Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn trên mắt mẹ, nghe không?”
Lễ vu lan là ngày gì? Ngày lễ Vu Lan (hay còn được gọi là Vu Lan báo hiếu) có nguồn gốc từ tích “Mục Kiền Liên cứu mẹ” sau chuyến hành trình tìm mẹ ở khắp các cõi, từ cõi Trời, cõi Địa Ngục cho đến Ngạ Quỷ. Kể từ đó, ngày lễ này đã trở thành lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên. Ngoài ra, ngày lễ còn khuyến khích mọi người phải nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn đúng nghĩa theo truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Tham khảo:
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ tích Phật giáo trong cuốn kinh Vu Lan Bồn. Theo đó, từ thời Đức Phật, Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở nhiều đời khác nhau, và người tiếp nhận đầu tiên chính là một trong 10 đệ tử xuất chúng của Đức Phật – Tôn giả Mục Kiền Liên.
Lúc sinh thời, mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên – bà Thanh Đề đã phạm phải nhiều nghiệp chướng như sát sinh, làm bánh bao thịt chó cho các vị tăng ni,… Do ở những kiếp trước, bà có được nhiều phước nên vẫn tiếp tục sống cuộc sống giàu sang ở các kiếp sau. Song, do lời thề độc năm xưa nên bà tiếp tục phạm phải sai lầm, nghiệp chồng nghiệp. Sau khi chết, mẹ của Mục Kiền Liên bị đọa xuống cõi Ngạ Quỷ, phải đội chảo dầu và ngồi bàn chông.
Lúc này, Bồ tát Mục Kiền Liên đã tu thành chánh quả, sử dụng tuệ nhãn tìm kiếm ở khắp nơi trời đất. Với sự giúp đỡ của Đức Phật, Ngài đã tìm thấy mẹ mình đang bị đói khát, hành hạ rất khổ sở. Không có cách nào cứu mẹ, Ngài đã quay về hỏi Đức Phật và được Ngài dạy rằng, chỉ có sự hợp lực của các chư tăng khắp nơi và an cư kết hạ cùng tập trung chú nguyện trong 3 tháng mới có thể chuyển hóa nghiệp lực, giúp mẹ của Đức Bồ Tát thoát khỏi cảnh khổ.
Vị Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật, sắm sửa lễ cúng và cung thỉnh các chư tăng vào ngày 15/7 Âm lịch. Cuối cùng, mẹ của Ngày đã được giải thoát. Kể từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
Ý nghĩa của việc thờ cúng trong ngày Vu Lan báo hiếu là gì?
Lễ vu lan là ngày gì? Ngày lễ Vu Lan ra đời trùng với ngày “Xá tội vong nhân” (Rằm tháng Bảy) theo phong tục của Á Đông. Theo tín ngưỡng, Rằm tháng Bảy là ngày địa ngục mở cửa, ân xá cho các vong nhân lên trần gian, do đó người ta thường có lễ cúng Cô Hồn cho các vong hồn không nơi nương tựa, không có nhà cửa và thân nhân trên dương gian. Đây cũng là ngày các tù nhân ở Địa Ngục được thoát sinh, xá tội và đầu thai.
Vì vậy, ngoài mâm cúng tổ tiên, ông bà, trong ngày này, người ta còn có mâm cúng thêm cho các cô hồn, ma đói không nơi nương tựa (mà người ta thường gọi tắt là cúng cô hồn).
Lễ vu lan là ngày gì? Còn đối với Phật giáo, ngày lễ Vu Lan là ngày các Phật tử cầu siêu cho những người đã khuất, phóng sinh hay làm việc thiện để tích phước, cầu mong cha mẹ tăng phúc, tăng thọ và hóa giải mọi nghiệp chướng. Các Phật tử hay những người đi chùa sẽ được cài lên áo một bông hồng với màu sắc được quy định như sau:
- Màu đỏ: dành cho những ai còn cả cha lẫn mẹ, với ý nghĩa nhắc nhở mọi người cần trân trọng, biết ơn và tỏ lòng báo hiếu đến đấng sinh thành của mình.
- Màu trắng: dành cho những ai không còn cha mẹ với ý nghĩa nhắc nhở con người không được quên công ơn cha mẹ đã nuôi nấng, sinh thành.
- Màu hồng: dành cho những ai chỉ còn cha hoặc mẹ.
Ngày nay, ngày Vu Lan báo hiểu được hiểu với nghĩa rộng hơn là kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa và khuyến khích con người tri ân bốn nguồn ân đức, bao gồm: cha mẹ sinh thành, thầy cô giáo và các bậc tiền bối, anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại chủ quyền thiêng liêng cho đất nước.
Tham khảo: Siêu thoát là gì? Làm sao để biết người thân đã siêu thoát?
Cách cúng lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ vu lan là ngày gì? Lễ Vu Lan là dịp để chúng ta bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ, tổ tiên, cũng như cầu nguyện cho họ được an vui và hạnh phúc. Để cúng lễ Vu Lan, chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật và thực hiện những bước sau đây:
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ vật cúng Vu Lan không nhất thiết phải xa xỉ hay phô trương, quan trọng là tấm lòng thành kính và biết ơn của chúng ta. Tùy theo từng gia đình, lễ vật có thể khác nhau, nhưng thường gồm có:
- Cháo loãng
- Gạo
- Muối
- Cơm trắng
- Nước lã
- Canh
- Xôi và các loại chè
- Khoai lang và khoai sọ luộc
- Bỏng ngô
- Trái cây
- Bánh
- Trầu cau
- Thuốc lá
- Hương hoa
- Áo quần vàng mã
Trình tự cúng Vu Lan
Sau khi đã chuẩn bị xong lễ vật, chúng ta sẽ thực hiện các bước cúng Vu Lan theo thứ tự sau:
Cúng Phật:
Lễ vu lan là ngày gì? Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong lễ cúng Vu Lan. Chúng ta sẽ đặt một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả lên bàn thờ Phật, thắp nến và hương, quỳ xuống kính lạy và đọc kinh Vu Lan Bồn. Đây là kinh kể về sự tích của Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi địa ngục, cũng như giáo huấn của Phật về việc báo hiếu cha mẹ.
Khi đọc kinh, chúng ta nên tâm niệm rằng công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ là vô biên, chúng ta nên biết ơn và báo hiếu cho họ khi còn sống và khi đã qua đời. Chúng ta cũng nên hướng tâm về Phật pháp, tu tâm luyện hạnh, cầu nguyện cho cha mẹ và các vong linh được siêu thoát khỏi luân hồi.
Cúng thần linh:
Lễ vu lan là ngày gì? Đây là bước thứ hai trong lễ cúng Vu Lan. Chúng ta sẽ đặt một mâm gà luộc hoặc xôi lên bàn thờ thần linh, thắp nến và hương, quỳ xuống kính lạy và cầu nguyện. Đây là việc tri ân và tôn kính các vị thần linh có công che chở và phù hộ cho chúng ta và gia đình. Chúng ta cũng nên xin lỗi và hối hận nếu có phạm phải sai lầm hay thiếu sót gì trong quá khứ. Chúng ta cũng nên mong ước và cam kết sẽ làm những điều tốt đẹp trong tương lai.
Cúng gia tiên:
Lễ vu lan là ngày gì? Đây là bước thứ ba trong lễ cúng Vu Lan. Chúng ta sẽ đặt một mâm cơm, mặn hay chay tùy theo sở thích của cha mẹ, tổ tiên lên bàn thờ gia tiên, thắp nến và hương, quỳ xuống kính lạy và cầu nguyện. Đây là việc tri ân và báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta. Chúng ta nên nhớ lại những kỷ niệm vui buồn đã qua, những lời dạy bảo của cha mẹ, tổ tiên.
Chúng ta nên mong cho cha mẹ, tổ tiên được an lành, hạnh phúc, khoẻ mạnh và trường thọ. Chúng ta nên hướng tâm về chính đạo, làm phước lành, tích đức, tu tâm cho bản thân và gia đình. Chúng ta cũng nên đốt áo quần vàng mã cho cha mẹ, tổ tiên để mong cho họ được giàu sang như trên dương thế.
Cúng chúng sinh:
Lễ vu lan là ngày gì? Đây là bước cuối cùng trong lễ cúng Vu Lan. Chúng ta sẽ đặt một mâm muối gạo và các loại bánh, trái cây, bỏng ngô, khoai lang, ngô, sắn luộc, mía… lên ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Đây là việc từ bi và hồi hướng công đức cho các chúng sinh đói khổ, lầm lỗi, vô minh. Chúng ta nên thắp nến và hương, quỳ xuống kính lạy và cầu nguyện.
Chúng ta nên mong cho các chúng sinh được xá tội, siêu thoát, hướng về chánh pháp, an lạc vô thường. Chúng ta cũng nên đốt áo quần vàng mã cho các chúng sinh để mong cho họ được phong phú như trên dương thế.
Văn khấn cúng lễ Vu Lan
Sau khi đã thực hiện xong các bước cúng Vu Lan, chúng ta sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng thành kính và biết ơn với cha mẹ, tổ tiên, Phật và thần linh. Một ví dụ về văn khấn cúng lễ Vu Lan có thể là:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…… Tín chủ chúng con là…… Ngụ tại……
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội.
Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ.
Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám! Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Lời chúc ngày Vu Lan báo hiếu dành cho cha mẹ thân yêu
Lễ vu lan là ngày gì? Ngày Vu Lan báo hiếu là dịp để người con thể hiện lòng biết ơn và yêu thương với cha mẹ của mình. Dưới đây là những lời chúc đơn sơ nhưng chân thành và ấm áp mà người con muốn gửi tặng cho cha mẹ trong ngày lễ này. Những lời chúc này không chỉ nói lên tình cảm mà còn thể hiện mong ước và quan tâm của người con.
Những món quà ý nghĩa cho cha mẹ trong ngày Vu Lan
Sữa bột và yến
Con mong ba mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Vì vậy, con xin gửi tặng ba mẹ những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như sữa bột giàu canxi, giúp xương khớp vững chắc hoặc yến cung cấp dinh dưỡng giúp ba mẹ tăng cường sức đề kháng.
Các thiết bị chăm sóc sức khỏe
Ba mẹ có thể tự theo dõi được huyết áp của mình với máy đo huyết áp hoặc thư giãn cơ thể với máy mát-xa toàn thân. Đây là những thiết bị hỗ trợ sức khỏe rất hữu ích cho người cao tuổi.
Một bộ quần áo mới
Con đã chọn cho ba và mẹ một bộ quần áo mới phù hợp với tuổi tác của ba mẹ. Con hy vọng ba mẹ sẽ thích và mang nó vào ngày lễ.
Một bữa ăn do con nấu
Con muốn dành cho ba mẹ một bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng với rau xanh, cá tươi và thịt ngon. Con đã học cách nấu những món ăn này từ chuyên mục Món ngon mỗi ngày, nơi có nhiều công thức nấu ăn đơn giản và hấp dẫn, giúp bữa ăn của gia đình thêm phong phú và dinh dưỡng hơn.
Vậy là Hoa viên Nirvana đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến lễ Vu Lan là ngày gì và ý nghĩa của nó. Ngày nay, tinh thần đạo hiếu đang ngày càng được đề cao và biểu dương mạnh mẽ, giữ mãi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tạo tiền đề để trở thành nguồn sức mạnh dân tộc, tinh thần của con dân Việt Nam hôm nay và mãi về sau.
Tham khảo: