Vãng sanh là gì? Tầm quan trọng của vãng sanh trong đạo Phật

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến câu “Vãng sanh miền cực lạc” trong các lễ tang của những gia đình Phật giáo. Vậy vãng sanh là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trong đạo Phật? Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu về định nghĩa của từ này nhé!

Vãng sanh là gì? Chú vãng sanh là gì?

Vãng sanh là từ dùng để chỉ mạng chúng sanh khi từ bỏ trần thế, lạc vào thế giới khác. Thông thường, vãng sanh sẽ được dùng thay cho từ “chết”, hiểu rộng ra thì có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường hay Tịnh Độ của chư Phật. Song, khi thuyết Di Đà Tịnh Độ được thịnh hành thì “vãng sanh” chủ yếu để chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc.

Chú vãng sanh (tên đầy đủ: Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni, hay còn được gọi là “A Di Đà Phật Căn Bốn Bí Mật Thần Chú”, Vãng Sinh Chú) là thần chú ngắn, thường được gói trọn trong 59 chữ, được dùng để trì tụng để đánh tan những nghiệp chướng vô minh mà con người đã tạo ra.

Vãng sanh là gì?
Vãng sanh là gì?

Tham khảo:

Vãng sanh thần chú có tầm quan trọng như thế nào trong đạo Phật

Thế giới của chúng ta luôn bất an và tạm bợ với đầy ô trước và tai nạn như sóng thần, hạn hán, mưa gió, biến đổi khí hậu,… Còn con người thì bị bản năng dục vọng điều động, chi phối nên luôn cảm thấy bức xúc, bất an trong các việc làm ăn, xây dựng địa vị xã hội, gia đình,… Trong khi đó, nhận thức lại đầy rẫy những sai lầm với các lối sống “khôn lỏi”, lừa đảo, dối trá,…

Tất cả những điều mà con người gây ra hoặc tạo ra trong cuộc sống đều được xem như “nghiệp chướng”. Để giảm bớt nghiệp chướng, người ta sẽ đọc Vãng sanh thần chú, giúp mình có thể tiêu trừ các nghiệp căn bản và có được cuộc sống yên ổn hơn.

Vãng sanh thần chú có thể giúp con người tiêu trừ nghiệp chướng nếu giữ được tâm, thân và miệng thanh tịnh, cùng với việc trì chú hàng ngày
Vãng sanh thần chú có thể giúp con người tiêu trừ nghiệp chướng nếu giữ được tâm, thân và miệng thanh tịnh, cùng với việc trì chú hàng ngày

Dựa vào tên của Đà la ni, Vãng sanh thần chú có công năng phá trừ tất cả các nghiệp chướng căn bản, giúp người mất được vãng sanh về miền Cực Lạc.

Dựa vào kinh niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7, Bồ Tát Phổ Hiền đã nói Đà la ni để trợ duyên cho chúng sinh được nhanh chóng vãng sanh về Tịnh độ của Chư Phật. Ngài đã nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sinh thời mạt pháp, kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, loạn trược tăng nhiều, phước đức kém thiếu, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được nhanh chóng sinh về Cực lạc. Thần chú này có tên gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ Đà la ni”. Ngay sau đó, Đức Bồ Tát Phổ Hiền đã nói chú rằng: “Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tì ca lan đế, a di rị đa tì ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha”.

Chú vãng sanh
Chú vãng sanh

Ngoài việc niệm chú, người niệm Phật cần phải ăn chay, giữ giới, thân khẩu ý đều cần phải thanh tịnh. Thời gian tụng chú Vãng sanh cũng cần đều đặn, ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến thì mới có thể diệt được tứ trọng tội, thập ác, ngũ nghịch và hủy báng Chánh pháp. Khi một người diệt trừ các nghiệp căn bản sẽ được Đức Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu, cuộc sống an ổn và phước lạc. Khi người đó trút hơi thở cuối cùng sẽ được tùy nguyện vãng sanh vào một cõi.

Trước đây, phần lớn các vị hành giả niệm trì chú Vãng sinh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể dựa vào đó để trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã được phiên âm) như sau:

– Namo Amitàbhàya

(Na-mô A-mi-ta-pha-gia)

Nam mô A di đa bà dạ

Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà)

– Tathàgatàya

(Ta-tha-ga-ta-gia)

Đa tha dà đa dạ

Như Lai

– Tadyathà

(Ta-di-gia-tha)

Đa điệt dạ tha

Nên nói thần chú

– Amrto dbhave

(A-mờ-rật-tô đồ-pha-vê)

A di rị đô bà tỳ

Cam lộ hiện lên

– Amrta sambhave

(A-mờ-rật-ta sam-pha-vê)

A di rị đa tất đam bà tỳ

Cam lộ phát sinh

– Amrta vikrànte

(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê)

A di rị đa tì ca lan đế

Cam lộ dũng mãnh

– Amrta vikrànta gamini

(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mini)

A di rị đa tì ca lan đa già di ni

Đạt đến Cam lộ dũng mãnh

– Gagana kìrtti kare

(Ga-ga-na kít-ti ka-rê)

Già già na, chỉ đa ca lệ

Rải đầy hư không

– Svàhà

(Sờ-va-ha)

Ta bà ha

Thành tựu cát tường

Như vậy, Đức Bồ Tát Phổ Hiền đã vì chúng sinh thời mạt pháp mà xin phép Đức Thế Tôn tuyên thuyết Vãng sanh thần chú trong pháp hội tại Linh Sơn. Theo lời dạy của Ngài, nếu có ai phát nguyện sinh về miền Cực lạc nhưng phước lại mỏng, nghiệp dày, niệm Phật chưa đến nhất tâm thì có thể nương nhờ vào công đức niệm trì chú Vãng sanh để được như ý nguyện.

Ngoài ra, vị hành giả đó cần thực hiện trai giới và giữ ba nghiệp chính: ý, miệng, thân thanh tịnh. Đồng thời, cần phải trì niệm 6 thời mỗi ngày, mỗi thời 21 biến thì mới có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng, bao gồm Thập ác tội chướng và ngỗ nghịch.

Tụng Chú Vãng Sanh khi nào? Cách tụng thần Chú Vãng Sanh?

Tụng Chú Vãng Sanh thường diễn ra trong các ngày lễ, đặc biệt là ngày Vu Lan báo hiếu, nơi mà người Phật tử tưởng nhớ và cầu nguyện cho các tổ tiên và linh hồn đang lưu lạc. Ngoài ra, người tu hành cũng có thể tụng Chú Vãng Sanh vào bất kỳ lúc nào trong ngày khi tâm tình yên tĩnh và tập trung.

Cách tụng Thần Chú Vãng Sanh phải tuân theo một số nguyên tắc đơn giản. Trước khi bắt đầu, người tu hành nên lắng nghe một bài giảng về ý nghĩa và lợi ích của việc tụng Chú Vãng Sanh. Tiếp theo, họ cần tịnh tâm, tập trung vào Chú và niệm tình từ bi trong tâm hồn. Trong quá trình tụng, người tu hành nên giữ tâm tịnh lặng, không bị tâm tư vướng mắc vào những suy nghĩ thế tục.

Lưu ý khi trì tụng kinh Chú Vãng Sanh

Khi trì tụng kinh Chú Vãng Sanh, người tu hành nên chú ý đến việc giữ tâm tịnh, tập trung vào Chú và không để tâm bị phân tâm bởi các ý nghĩ trần tục. Ngoài ra, cần thực hành đạo cúng và tạo dựng không gian linh thiêng, trong đó có thể bày đặt những bức tượng Phật và nến cúng để tăng cường không khí tịnh tâm và thiêng liêng.

Đối với những người mới bắt đầu tụng Chú Vãng Sanh, việc tham gia các khóa tu và hướng dẫn từ người có kinh nghiệm sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và phương pháp tụng kinh một cách đúng đắn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của Vãng sanh thần chú như thế nào trong đạo Phật. Vì thế, nếu muốn có cuộc sống an yên, hạnh phúc đến cuối đời và được thọ sanh vào cõi nguyện như ý, chúng ta cần trì niệm và giữ tâm thanh tịnh theo như lời dạy của Đức Bồ Tát Phổ Hiền.

Tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)