TUẪN TÁNG LÀ GÌ? Ý NGHĨA ĐẰNG SAU CỦA TUẪN TÁNG LÀ GÌ?

Những người có xuất thân thấp hèn, không thể đấu lại cường quyền và chấp nhận số phận…tuẫn táng cùng với những kẻ có địa vị cao hơn. Đây là một hủ tục tàn khốc từ thời Trung Quốc cổ đại. Vậy, tuẫn táng là gì? Ý nghĩa của hủ tục này thực sự là gì? Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu bồi táng (tuẫn táng) qua bài viết này nhé!

Tuẫn táng là gì? Ý nghĩa của bồi táng là gì?

Tuẫn táng (hay còn được gọi là bồi táng, tuẫn táng nô lệ), là một hủ tục có từ thời Trung Quốc cổ đại, chỉ hành động chôn sống gái đồng trinh cùng với người mất (thông thường là nô lệ, tỳ thiếp của nhà vua) với mục đích để người chết qua thế giới bên kia vẫn có người hầu hạ như lúc sinh thời, hoặc dùng để trấn yểm người đó.

Tuẫn táng là một hình thức chôn sống những người có địa vị thấp hèn vào thời phong kiến Trung Quốc, cụ thể là các phi tần
Tuẫn táng là một hình thức chôn sống những người có địa vị thấp hèn vào thời phong kiến Trung Quốc, cụ thể là các phi tần

Đây là một hủ tục man rợ hình thành vào thời kỳ nô lệ nhưng đã nhanh chóng bị lạm dụng vào thời phong kiến, khi người ta tuẫn táng cả nô tỳ lẫn phi tầng theo nhà vua để các vị hoàng đế vẫn có người hầu kẻ hạ sau khi băng hà. Những phi tần, hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái Hậu hay những phi tần sinh được con trai có thể sẽ không bị tuẫn táng theo. Số phi tần còn lại, không có địa vị hoặc được vua quá yêu mến vẫn phải chịu số phận nghiệt ngã này.

Theo tục lệ, những người bị tuẫn táng dù có thân phận cao quý như thế nào thì khi nhà vua băng hà, số phận của họ cũng theo đó mà chấm hết. Thậm chí, nhiều vị quan lại thời đó còn cho rằng, người sống được tuẫn táng theo nhà vua là một diễm phúc.

Cuốn “Ngọc thiên” được ghi chép và giải thích từ “tuẫn” là ám chỉ người chết cùng hoặc người tùy táng. Vào thời Trung Quốc cổ đại, có tập tục khá xấu là chôn người sống theo người chết. Ngoài ra, người ta còn có cả “nhân tuẫn” (chôn người chết cùng) bắt đầu từ thời nhà Chu. Theo đó, khi các vị vua băng hà, các phi tần sẽ bị giết chết (hoặc tự sát), sau đó bị chôn theo thi hài của nhà vua.

Dù bắt đầu từ thời Trung Quốc cổ đại nhưng hủ tục này bắt đầu thịnh hành từ thời nhà Thương đến nhà Hán nhờ các tư tưởng sai lệch. Đó chính là các phi tần sẽ được ở bên cạnh đức vua, tiếp tục hầu hạ ngài như lúc còn sống.

Sau triều nhà Hán, hủ tục này đã giảm dần vì nhiều người ý thức được sự man rợ. Song, vua Chu Nguyên Chương đã khôi phục hủ tục này và biến thành một thông tục tang lễ trong Hoàng tộc. Đến thời đại của vua Tần Thủy Hoàng, hủ tục tuẫn táng đã lên đến đỉnh điểm. Đó là lý do vì sao số lượng quan lại, người thân, nô tỳ được chôn trong lăng mộ của ông đến hiện tại vẫn chưa có con số thống kê chính xác.

Những bộ xương sau khi được các nhà khảo cổ khảo quật
Những bộ xương sau khi được các nhà khảo cổ khảo quật

Và sự tàn khốc của tuẫn táng đã được phơi bày khi xương cốt của các vị nữ nhân được chôn cùng nhà vua được khai quật. Theo đó, xương chân của họ không khép lại được do lúc bị niêm phong cửa lăng, những người phụ nữ này đã sợ hãi tột độ, cố gắng giãy giụa trong vô vọng rồi chết đi vì không có đủ dưỡng khí.

Tuẫn táng diễn ra như thế nào?

Theo sử sách ghi chép, có khá nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng với Hoàng đế. Vào thời Minh, người ta sử dụng phương pháp treo cổ và uống thuốc độc để tránh việc người chết chịu nhiều đau khổ, dày vò khi bị chôn sống. Ngoài hai phương pháp này, người ta cũng sử dụng phương pháp đổ thủy ngân để thân thể chết không bị mục rữa, cơ thể vẫn giữ hình dáng trẻ trung như lúc còn sống.

Người ta ghi chép lại rằng, những người được chọn tuẫn táng sẽ bị đưa vào một căn phòng, sau đó cho uống nước trà có thuốc mê. Khi các cung tần ngủ say, thái giám sẽ cắt da trên đỉnh đầu hình chữ thập rồi cầm thìa đồng, rút từng thìa thủy ngân đưa vào vết cắt. Khi số lượng thủy ngân đã được rủ theo một lượng nhất định, người ta sẽ dùng kim khâu chỗ cắt lại. Khi công việc hoàn thành, các phi tần cũng bị nhiễm độc thủy ngân mà chết đi.

Một cách tuẫn táng đặc biệt hơn nữa, đó là người ta chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị chọn lại, sau đó bẻ thành các tư thế nhất định và chông sống. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khảo cổ phát hiện những thi thể tay chân bị trói, cơ thể bị bẻ cong và đầu quay sang một phía khá quái dị, thậm chí có cả hài cốt trẻ con.

Có những cách khiến các phi tần chết khác nhau
Có những cách khiến các phi tần chết khác nhau

Đa số những người bị tuẫn táng đều là do cưỡng ép, phải chịu số phận nhưng cũng có tình huống các phi tần tự nguyện được chôn cất cùng Hoàng đế. Điển hình là vào cuối thời Minh, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thủ lĩnh bộ tộc Nữ Chân (trừ đại phi A Ba Hợi bị ép tuẫn táng) thì 4 cung nữ của ông đều tự nguyện tự sát để theo hầu. Theo ghi chép thì họ cho rằng, việc được chết theo đại hãn là vinh dự và diễm phúc mà không phải ai cũng có được.

Thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu tuẫn táng là gì và biết được sự thật đầy “man rợ” của hủ tục từ thời Trung Quốc. Theo thời gian, tuy hủ tục này đã bị loại bỏ nhưng những ghi chép về thời phong kiến xa xưa vẫn tiếp tục được lưu truyền cho đến ngày nay.

Rate this post