/ Eve Chan Pui Guan, MC chủ trì Tang Lễ NV Care
Mỗi người trên thế giới này đều có những kinh nghiệm sống độc đáo của riêng mình, thế nhưng, khi đối mặt với “sự ra đi”, tất cả chúng ta đều như nhau và đến cuối cùng, ai cũng sẽ đi đến kết cục không thể tránh khỏi.
Con người không thể chọn cách mà bản thân đến với thế giới này, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi “lễ tiễn đưa” – buổi lễ kỷ niệm cuối cùng trong đời của bản thân mình – sẽ diễn ra như thế nào chưa?
Trong những năm gần đây, xã hội bắt đầu đẩy mạnh “giáo dục về đời sống” và cái chết không còn là điều kiêng kỵ như ngày xưa nữa. Là một MC chủ trì Tang Lễ trong nhiều năm, tôi nhận thấy rằng các gia đình hiện nay đưa ra các ý kiến và đề xuất về lễ tiễn biệt người thân của họ nhiều hơn so với trước đây.
Đôi khi các thành viên trong gia đình sẽ thông báo với nhân viên phụ trách rằng người quá cố là một người rất khiêm tốn và giản dị; vì vậy buổi lễ nên được tổ chức càng đơn giản càng tốt. Một số gia đình cũng có thể yêu cầu con cháu không viết điếu văn theo cách đặc biệt đau buồn. Một số thậm chí có thể muốn tối giản đến mức cắt giảm bất kỳ nghi thức hay nghi lễ nào liên quan và chỉ mong muốn được ở cạnh để đồng hành cùng người thân yêu của họ trên hành trình cuối cùng của cuộc đời trong sự bình yên và tĩnh lặng. Khi nhận được những yêu cầu tương tự như thế, với cương vị là MC chủ trì của buổi lễ, bản thân tôi sẽ cảm thấy có chút lo lắng – bởi tôi nghĩ rằng mình sẽ không có nhiều vai trò trong toàn bộ buổi lễ ngoài việc chỉ là một phát thanh viên đơn thuần..
Sau đó, tôi bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa của việc trở thành một MC giỏi? Có phải là để viết một bài điếu văn cảm động và đẫm nước mắt không? Một buổi lễ tiễn đưa “trọn vẹn” là gì? Địa điểm tổ chức có nên được trang trí lộng lẫy và hoành tráng không? Hay có nên tổ chức nhiều hoạt động trong buổi lễ hay không? Đôi khi chúng tôi thậm chí còn treo biểu ngữ cho các thành viên trong gia đình. Trong một tang lễ nếu chỉ có một vài vị khách ghé thăm, thường thì chúng ta đều sẽ cho rằng người quá cố sẽ là một người ít được yêu quý bởi những người xung quanh lúc sinh thời, mà không biết rằng có thể người đó đã mong muốn có một buổi lễ tiễn biệt thầm lặng trước khi qua đời.
Sau nhiều suy nghĩ, chúng tôi bắt đầu giao tiếp với gia đình bằng sự đồng cảm. Sự hiểu biết sâu sắc mà tôi có được là buổi lễ tiễn đưa không phải là nơi để nhân viên chăm sóc tang lễ phô trương kỹ năng của họ hoặc quảng cáo bản thân vì chúng tôi không phải là trọng tâm chính. Chúng tôi chỉ đóng vai trò là những người hỗ trợ tang quyến trong thời khắc đau buồn nhất và không lấy đi quyền hạn cuối cùng của họ dành cho người thân yêu là được tận tay chăm lo chu toàn cho buổi lễ.
Tôi thích tự gọi mình là một nhà giáo dục về đời sống hơn là một “người thực hiện tang lễ”. Những người thực hiện tang lễ có xu hướng đưa ra những hành động dựa theo lý thuyết; nhưng bản chất của một nhà giáo dục đời sống là “tôn trọng” sự sống, và thông qua “cái chết”, hy vọng người sống có thể có được cái nhìn sâu sắc về điều này. Có một đoạn trong kinh thánh nói rằng, “Thà đến nhà có tang còn hơn đi nhà yến, vì chết là số phận của tất cả mọi người; người sống nên ghi nhớ điều này. ” – Truyền đạo 7.
Thế nào là một buổi lễ tiễn đưa trọn vẹn? Nó phải là cầu nối “tôn vinh” sự sống, tôn trọng tâm nguyện của người còn sống hoặc gia đình người đã khuất, hơn hết là giúp người sống học cách tôn trọng và nâng niu cuộc đời.
Hồ sơ tác giả:
Eve Chan là MC chủ trì Tang Lễ của Nirvana Care, cô cũng là Trợ lý Giám đốc của Bộ phận MC. Cô am hiểu văn hóa và phong tục tang lễ, đồng thời thông thạo tiếng Quan Thoại, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ không chỉ với tư cách là một MC chuyên nghiệp mà còn là một độc giả và tác giả.