Sinh ly tử biệt là điều khó có thể tránh khỏi. Để có thể hoàn thiện tang lễ, nhiều gia đình thường lựa chọn tang lễ trọn gói. Bởi tang lễ trọn gói sẽ gói gọn tất cả các công việc cần làm trong tang lễ, tất tần tật từ A đến Z. Theo đó, gia đình sẽ bớt đi một phần công việc, tập trung hơn trong việc tiễn đưa người mất. Cùng tìm hiểu về tang lễ người Việt cũng như tang lễ trọn gói gồm có những gì qua bài viết dưới đây.
[Bật mí] Tang lễ trọn gói gồm có những gì?
Khi lựa chọn đăng ký tang lễ người Việt trọn gói ở bất kỳ cơ sở cung cấp dịch vụ nào, bạn đều nhận được những thứ dưới đây:
- Dịch vụ tang lễ sẽ giúp gia quyến chuẩn bị quan tài thích hợp với người đã mất.
- Dịch vụ hỗ trợ các vật phẩm đi kèm như: Cáo phó, linh vị, di ảnh, đồ tang, trà khô để tẩm liệm, giấy tiền, đèn cầy, vải liệm, túi liệm…
- Có hệ thống xe chuyên dụng; Xe dẫn đường gồm xe Phật, xe Thánh, xe Trống, xe Di ảnh; xe tang và xe đưa đón khách khứa, người trong gia đình tới viếng.
- Hỗ trợ thỉnh sư cúng cơm trong trường hợp gia đình theo Phật giáo.
- Có rạp che, bàn ghế, ly tách, chén dĩa.
- Có nhạc lễ đầy đủ: Đội kèn tây, đội nhạc lễ Bắc – Nam, đàn piano, đàn violin…
- Có trang trí hoa tươi giúp không khí tang lễ thêm trang nghiêm.
- Có quay phim chụp hình nếu gia đình có yêu cầu.
- Chuẩn bị giúp gia quyến bao thư, sổ tang, bút viết và nước uống.
- Có đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nhất: Hỗ trợ gia quyến thực hiện các công việc vệ sinh, thay đồ cho người đã mất, trang trí sảnh tang, thực hiện nghi thức tẩm liệm, bái quan, di quan, động quan.
- Có các vật dụng chuyên dụng.
- Hỗ trợ thêm một số dịch vụ đi kèm như ướp đá khô bảo quản thi hài, xe motor dẫn đường…
Những nghi thức quan trọng trong tang lễ người Việt
tang lễ người Việt có nhiều thủ tục khác nhau. Mỗi miền mỗi khác, tuy nhiên sẽ có một số nghi thức bắt buộc mà miền nào cũng phải có. Dưới đây là một số nghi thức quan trọng mà bạn có thể thấy trong tang lễ theo đúng truyền thống, phong tục Việt Nam.
Nghi thức nhập quan
Nghi thức nhập quan là nghi thức đưa thi hài vào quan tài. Thầy cúng sẽ là người thắp hương, khấn vái rồi làm các thủ tục phát mộc, dùng dao chặt vào bốn góc của quan tài nhằm đuổi bọn quỷ và mộc tinh. Còn con cháu phải mặc đúng trang phục tang lễ, đứng ở hai bên, họ hàng từ từ nâng nhẹ thi hài và đặt vào quan tài.
Nghi thức gọi hồn
Để làm lễ gọi hồn trong tang lễ người Việt, thầy cúng thường cầm áo người chết ra sân hoặc ngoài đường và quay về bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Người mất là đàn ông thì “ba hồn bảy vía”, người mất là phụ nữ thì “ba hồn chín vía” về nhập quan. Sau đó bỏ áo người mất vào quan tài, coi như họ đã nhập quan. Người xưa quan niệm rằng khi người chết đi thì linh hồn sẽ đi lang thang khắp nơi nên phải làm nghi thức này để trình báo với thiên đình.
Nghi thức phát tang
Chủ lễ là người thực hiện nghi thức phát tang, sổ khăn tang, mũ mấn phải được chuẩn bị đầy đủ đúng theo số lượng con cháu và đặt trên chiếc mâm tại hương án. Trong lúc làm lễ thì con cháu sẽ chắp tay quỳ khấn ở dưới. Làm lễ xong thì con trưởng sẽ phát khăn, áo cho mọi người. Những người vắng mặt thì khăn tang vẫn được đặt trên mâm. Theo phong tục Việt Nam, con trai, con gái, cháu, chắt được phát khăn và mặc chít đầy đủ. Còn đối với con rể thì chỉ chít khăn, không phải đội mũ.
Nghi thức phúng viếng
Nghi thức phúng viếng trong tang lễ người Việt là nghi thức để những người quen biết người đã mất đến gặp họ lần cuối cùng, nhằm bày tỏ tình cảm, sự chân trọng, tôn kính và nhìn lại quá trình quen biết của hai người. Ngày xưa thì họ hàng sẽ phúng hương hoa, còn hàng xóm bạn bè thì phúng hương với phong bì.
Nghi thức tế vong
Được thực hiện vào buổi tối khi khách đã vãn đi, tức người đến phúng viếng không còn nhiều. Gia đình người đã mất sẽ chuẩn bị mâm cơm rượu thịt đầy đủ để dâng lên bàn thờ vong, làm lễ tế.
Nghi thức quay cữu
Thời gian thực hiện nghi thức quay cữu bắt buộc vào 12 giờ đêm. Quan tài sẽ được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, đầu thì quay về phía bàn thờ, chân quay ra ngoài cửa.
Nghi thức tế cơm
Vào buổi sáng ngày hôm sau, người nhà sẽ chuẩn bị một bát cơm, một quả trứng, một đĩa muối và chén nước lã lần lượt dâng lên bàn thờ vong.
Nghi thức cất đám
Đúng giờ hoàng đạo đã được định sẵn, chủ lễ đọc điếu văn, sau đó dùng đinh đóng nắp ván thiên, quan tài được mọi người đưa lên xe tang. Lúc này, người con trưởng có nghĩa vụ gửi lời cảm ơn những người đã dành thời gian tới viếng.
Bài viết đã gửi đến bạn đọc tất cả thông tin về tang lễ người Việt. Mong rằng qua đây bạn đã hiểu thêm một phần về truyền thống, văn hóa của người Việt.
> Tham khảo: