Sau khi mất người chết đi về đâu trong quan điểm Phật giáo?

Có rất nhiều người không khỏi thắc mắc, linh hồn người chết sẽ đi về đâu sau khi mất? Liệu thực sự chúng ta sẽ đến địa ngục hay đi vào một thế giới khác? Trong bài viết này, hoa viên Nirvana sẽ giải đáp cho mọi người biết sau khi mất, người chết đi về đâu theo quan điểm của Phật giáo.

Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?

Các mối tương quan liên hệ của người mất với cái chết

Đức Phật là bậc thầy của loài người và là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới, là bậc biết toàn diện và chánh quả để giảng giải cho những vị Phật tử về “hiện tượng chết và tái sanh”. Để biết Đức Phật đã giảng giải cho chúng ta như thế nào về hiện tượng đó, chúng ta cần nghiên cứu các mối tương quan liên hệ sau đây:

  • Nguyên nhân của cái chết.
  • Hiện tượng “nghiệp” của người mất trước khi chết.
  • Lộ trình tâm của người sắp mất.
  • Kiết sanh thức (thức nối liền giữa kiếp này sang kiếp kia) và các đối tượng của sắc giới, dục giới và vô sắc giới.
  • Dòng tâm thức tái sinh.

>>>Tham khảo: Những dấu hiệu của người sắp chết thường gặp là gì?

Người chết đi về đâu sau khi mất? Lý giải các mối tương quan liên hệ theo quan niệm Phật giáo

Sau khi chết, linh hồn người chết đi về đâu? Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và khó chứng minh bởi nó sẽ tùy theo niềm tin, tôn giáo của mỗi người. Trong Phật giáo, sẽ có 5 mối tương quan liên hệ cần được giải đáp để đưa ra kết luận cho câu hỏi này, bao gồm:

Nguyên nhân của cái chết

Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng sống “tạm thời”, không có nghĩa là đoạn diệt hẳn mà chỉ đơn giản là chết ở chỗ này nhưng lại thọ sanh vào chỗ khác, như thể mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở phương Tây, như nước bốc hơi biến thành hơi nước và ngưng tụ thành mây.

Với định luật bảo toàn năng lượng của vật lý, chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Không có gì tự dưng sinh ra và mất đi mà chỉ đơn giản là dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác, kể cả đó là hạt bụi, làn khói hay hạt sương rơi. Người ta gọi đó là sự biến đổi về vật chất. Và con người cũng thế! Sau khi chết, tùy vào tâm thức của người mất mà nó sẽ chuyển sang một hệ vật chất khác, một hệ rất khoa học.

Trong quan điểm Phật giáo, chết chỉ đơn giản là chấm dứt mạng căn
Trong quan điểm Phật giáo, chết chỉ đơn giản là chấm dứt mạng căn

Trong quan điểm Phật giáo, chết có nghĩa là chấm dứt mạng căn (tức mạng sống). Mạng căn thường có hai uẩn khác nhau, bao gồm: sắc uẩn (sắc mạng căn nuôi dưỡng sắc thân vật lý) và danh uẩn (danh mạng căn nuôi dưỡng thọ, hành, thức, tưởng). Danh uẩn không còn sức nóng và tâm thức sẽ lìa bỏ khỏi thân xác của mọi chúng sinh.

Theo quan điểm của Đức Phật, nguyên nhân của hiện tượng “chết” bao gồm:

  • Tuổi thọ chấm dứt.
  • Nghiệp chấm dứt.
  • Tuổi thọ và nghiệp cùng chất dứt.
  • Đoạn nghiệp đan xét (“nghiệp” ở đây ám chỉ cái chết bất đắc kỳ tử).

Tuổi thọ chấm dứt

Chúng ta vẫn thường hiểu “cái chết tự nhiên” là chết vì tuổi già, tức tuổi thọ đã hết. Tuổi thọ sẽ tùy vào cảnh giới, mỗi chúng sinh, không hạn định số lượng nào. Do đó, người chết do tuổi thọ chấm dứt chẳng khác nào ngọn đèn dầu tắt vì cạn dầu hay đèn cầy tắt vì hết sáp. Song, vẫn có một số trường hợp tuổi thọ hết nhưng nghiệp vẫn chưa chấm dứt (giống như tim dầu chưa rụng dù dầu đã hết), nghĩa là năng lực nghiệp còn tiềm tàng thì người ấy có thể sống “lay lắt” trong cảnh giới ấy.

Người chết vì tuổi già được ví như ngọn đèn dầu cạn nhiên liệu
Người chết vì tuổi già được ví như ngọn đèn dầu cạn nhiên liệu

Nghiệp chấm dứt

Đây là khi sinh nghiệp hay nghiệp tái tạo của một người trong kiếp ấy chấm dứt. Dù thiện dù ác thì năng lực trả quả cho nghiệp ấy không còn diễn tiến được nữa, phải nhường chỗ cho những nghiệp tái tạo mới hay sinh nghiệp mới. Nghiệp mới là tác hành tâm, sinh rồi diệt nhanh nhưng nó đã khởi từ quyết định tâm nắm bắt chặp tư tưởng cuối cùng. Từ đó, nghiệp này sẽ mang theo sức mạnh đẩy tâm thức của người mất đi đầu thai theo cảnh giới tương ứng. Tư tác của người tạo ra lúc mất cũng có sức mạnh chi phối vào sự tái sinh. Vào thời điểm ấy, lúc sinh nghiệp cũ chấm dứt, cái chết bắt đầu thì một năng lực đặc biệt của sinh nghiệp mới sẽ tạo nên cảnh giới mới, đời sống mới.

Nghiệp và tuổi thọ cùng chấm dứt

Đây là lúc người chết do tuổi già và sinh nghiệp chấm dứt cùng lúc. Nếu trường hợp thứ nhất là do “đèn hết dầu” thì trường hợp thứ hai là “tim rụng”. Trong trường hợp thứ ba là cả tim và dầu đều hết cùng một lúc.

Đoạn nghiệp chen vào

Đây là sự chen vào của một nghiệp vô cùng nặng với công năng tiêu diệt sinh nghiệp các loài vật, thường được tiến hành bởi một cái chết dữ dội do sát nghiệp quá nặng từ quá khứ diễn ra, chẳng hạn như chết do dao đâm, lửa cháy, xe tông, chết đuối, bom nổ,… Tất cả nghiệp này đều được gọi là “chết bất đắc kỳ tử”.

Có thể nói, ba loại chết đầu được gọi là chết đúng thời, còn loại này được gọi là chết phi thời. Tức nếu một ngọn đèn bị tắt thì đoạn nghiệp này chính là gió thổi tắt đèn trong khi dầu chưa cạn, tim vẫn còn.

Nhìn chung, vấn đề sau khi mất người chết đi về đâu rất khó để lý giải bởi tùy vào tâm thức và nghiệp của người mất sẽ quyết định đến cõi của người đó.

>>>Tham khảo:

Rate this post