Nghĩa trang lái thiêu: điểm đặc trưng khu an nghỉ của người Hoa

Nói về một trong những nghĩa trang lớn nhất tại miền Nam, không ai không biết đến cái tên “Nghĩa trang Lái Thiêu”. Nghĩa trang này nằm ở Bình Dương và được Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ Công cộng quản lý từ năm 1988. Đây cũng được xem là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như cụ Ngô Đình Diệm, cụ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn,… Ngày nay, có rất nhiều du khách và người dân thường xuyên đến viếng thăm, chăm sóc như một cách bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất.

Đôi nét về nghĩa trang Lái Thiêu

Nghĩa trang Lái Thiêu nằm tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương, là một trong những khu vực nghĩa trang được nhiều người lựa chọn an táng cho những người thân đã mất. Đa phần, các phần mộ tại đây đều của những người Hoa sinh sống ở Việt Nam.

Bên ngoài cổng nghĩa trang Lái Thiêu
Bên ngoài cổng nghĩa trang Lái Thiêu

Nghĩa trang Lái Thiêu có diện tích lên đến 48,7127 ha và được phân chia thành 2 khu vực chính: khu A (còn được gọi là Nghĩa trang Lái Thiêu A – Chợ Lớn) dành riêng cho người Hoa và khu B (Sài Gòn) dành cho người Việt Nam. Sau ngày giải phóng, nghĩa trang đã được giao cho nhiều đơn vị quản lý và đến năm 1988, khu vực này đã được bảo dưỡng, quản lý bởi Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ Công cộng Bình Dương.

Hướng dẫn đường đến nghĩa trang Lái Thiêu

Là nơi an nghỉ cuối cùng của rất nhiều người Hoa và người Việt nên nhu cầu người dân tìm đường đến thăm viếng rất cao. Tuy vậy, có không ít người không biết rõ đường đi của khu vực này. Dưới đây là hướng dẫn về đường đến nghĩa trang Lái Thiêu:

  • Từ ngã 4 Bình Phước, chúng ta hãy hướng về Quốc lộ 1A, đến Quốc lộ 13 thì chạy vào Đại lộ Bình Dương.
  • Từ điểm này, chúng ta tiếp tục chạy qua chợ Lái Thiêu và đến đường Bình Nhâm. Từ đây, hãy đi thêm 1km hướng về bên trái, men theo đường đi nhà thờ Lái Thiêu và đi thêm 100m. Lúc này, nhìn về phía bên phải, chúng ta sẽ gặp cổng ngoài nghĩa trang Lái Thiêu – địa điểm mà chúng ta cần đến.

Nghĩa trang Lái Thiêu có quy chế quản lý như thế nào?

Theo quy chế quản lý của nghĩa trang, người dân mua đất huyệt mộ buộc phải cam kết chấp thuận để công ty thực hiện và hoàn tất các vấn đề xây dựng, tu bổ, sửa chữa mộ phần và các công việc khác như bảo quản, chăm sóc, bốc mộ nếu có nhu cầu cải táng. Bên cạnh đó, người dân cần thanh toán các loại chi phí, dịch vụ mình sử dụng cho công ty với các mức giá được niêm yết theo từng hạng mục. Mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau, mức giá niêm yết cũng khác nhau.

Các phần mộ tại nghĩa trang Lái Thiêu
Các phần mộ tại nghĩa trang Lái Thiêu

Về thủ tục bốc mộ, nếu người dân muốn bốc mộ người thân tại nghĩa trang Lái Thiêu cần phải nộp hồ sơ xin được bốc mộ và lập hợp đồng bốc mộ với công ty. Quy định này nhằm xác định người bốc mộ có phải là thân nhân của người đã mất hay không, tránh trường hợp “trộm xác”, bốc nhầm mộ, ảnh hưởng đến những người khác.

Nếu người thân trong gia đình không cung cấp đầy đủ hồ sơ bốc mộ theo quy định nhưng vẫn tự ý thuê người bốc mộ thì bị xem là hành vi trộm cắp, xâm phạm mồ mả bất hợp pháp. Nếu bị phát hiện, Công ty sẽ chuyển hồ sơ qua cơ quan công an và đề nghị giải quyết người vi phạm theo đúng quy định Pháp luật, bao gồm người thuê và người được thuê đi bốc mộ.

Nghĩa trang Lái Thiêu: Nơi an nghỉ của những người nổi tiếng

Nghĩa trang Lái Thiêu là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đến dân tộc Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là hai mộ phần của:

Cố tổng thống Ngô Đình Diệm và người thân

Mộ của cố tổng thống Ngô Đình Diệm được đặt an vị tại nghĩa trang Lái Thiêu cùng với các mộ phần của người thân như cụ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn. Bên cạnh đó, nghĩa trang còn có mộ phần của bà Soeur – vị tu sĩ luôn theo sát di hài của cả gia đình Cố Tổng thống, tính từ lúc hỏa táng cho đến khi xây cất. Việc an táng mộ phần của bà bên cạnh gia đình được thực hiện theo di nguyện lúc lâm chung, là được an nghỉ bên cạnh cụ Ngô Đình Diệm.

Phần mộ của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Phần mộ của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương cũng là một nhân vật nổi tiếng được người thân đặt mộ phần tại đây. Mộ phần của ông được rất nhiều khán giả yêu âm nhạc thăm viếng, kể từ khi mất vào năm 1966. Đây được xem là cách khán giả tưởng nhớ đến người đã tạo ra những tác phẩm đi đầu trong làng âm nhạc Việt Nam với những bản nhạc chạm đến trái tim của người nghe.

Có thể nói, nghĩa trang Lái Thiêu là một trong những nghĩa trang lâu đời và là một khu vực cất giữ nhiều di tích với giá trị tinh thần lớn, cần được bảo tồn và gìn giữ. Vì vậy, khu đất này ngày càng được nhiều người lựa chọn để làm nơi an nghỉ cuối cùng dành cho bản thân và cho những người còn lại trong gia tộc.

> Bài viết liên quan:

5/5 - (7 bình chọn)