Các nghi lễ đám tang, phong tục làm lễ trước và sau khi an táng

Người Việt gồm khá nhiều quy trình tang lễ với người vừa mất. Đây vừa được xem là một phong tục không thể thiếu, vừa là một nét văn hóa độc đáo được tổ chức chu đáo, giúp người chết được về nơi an nghỉ cuối cùng. Vậy, nghi lễ đám tang bao gồm những quy trình nào?

Các nghi lễ đám tang của người Việt

Lập bàn thờ vong

Trước khi khâm liệm, người ta thường lập bàn thờ vong đặt ở trước cửa, trước linh cữu và có bài vị ghi rõ họ tên, ảnh của người mất, hai bên có đèn nến. Phía trước ảnh có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả.

Bàn thờ vong
Bàn thờ vong

Trùng tang

Người Việt thường ghi nhớ ngày giờ người mất để xem có vào giờ trùng tang, quỷ ám hay không. Nếu mất vào ngày giờ xấu sẽ dùng đến lá bùa dán trên quan tài, sau đó chôn vỏ ốc ở 4 phía của ngôi mộ hoặc lúc đem chôn thì có các phương tướng đi trước đám tang, mặc đồ như tướng quân và múa đao để diệt trừ tà ma trên đường.

Hạ tịch

Đây là nghi thức đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất, sau đó đất lên với ý nghĩa người được đất sinh ra sẽ trở về với đất. Bên cạnh đó, hành động này còn mang hy vọng người mất sẽ hoàn sinh.

Cáo phó

Trong nghi thức đám tang, người Việt không thể thiếu cáo phó – từ thông báo tang lễ thường được đặt ở cổng tang gia, cửa ra vào hoặc gửi đến từng nhà của người thân để thông báo tang sự. Trên tờ cáo phó sẽ ghi rõ thông tin người mất, bao gồm ngày sinh/ngày mất, thời gian, địa điểm làm lễ di quan, nhập quan,…

Bảng cáo phó
Bảng cáo phó

Liệm và nhập quan

Khi khâm liệm, người ta sẽ dùng vải trắng quấn người mất để làm đại lễ, tiểu liệm. Sau khi liệm xong, người thân trong gia đình sẽ đứng xung quanh quan tài và nâng người mất bằng bốn góc của tấm vải, sau đó đặt vào quan tài.

Trên quan tài, người thân sẽ đặt 1 chén cơm bên trên có cắm đôi đũa, 1 trứng gà luộc và đặt quan tài quay đầu ra bên ngoài.

Phúng điếu

Đây là hình thức thăm hỏi gia đình người vừa mất bằng cách giúp đỡ tiền bạc, nhang đèn hay vòng hoa tang lễ,… Khách đến phúng điếu cần vái lạy người mất, sau đó tang gia lạy trả một nửa số vái.

Hiện nay, có một số gia đình không nhận phúng điếu nên nghi lễ này có thể không cần thực hiện.

Thổi kèn giải

Trong các nghi lễ trong đám tang thì đây chỉ là nghi thức phụ, tùy vào mỗi gia đình. Thông thường, gia chủ sẽ mời ban nhạc đến thổi kèn, đánh đàn,… để tưởng nhớ người đã khuất.

Di quan

Là di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến nơi khác để chờ chôn.

Lễ di quan trong đám tang
Lễ di quan trong đám tang

Chôn cất

Sau chôn cất được 3 ngày, gia chủ sẽ đến viếng mộ. Tục này được gọi là mở cửa mả.

Chung thất

Trong phong tục tang ma, người Việt không thể thiếu tuần chung thất, được gọi là 49 ngày. Sau tang lễ, gia chủ sẽ cúng cơm đều đặn cho người mất, đồng thời làm lễ thất hàng tuần cho đến tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, sau đó ngừng cúng cơm.

Tuần tốt khóc

Khi người thân đã mất được 100 ngày, gia chủ sẽ làm lễ thôi khóc, mời thầy cúng đến đốt tang phục, đốt nhà và đưa di ảnh người mất lên bàn thờ tổ tiên.

Giỗ đầu

Sau khi người mất được 1 năm, gia chủ sẽ tổ chức giỗ đầu để nhớ đến người đã khuất.

Mãn tang

Trong nghi thức đám tang, mãn tang (xả tang) là kết thúc thời gian để tang. Nghi lễ này thường được diễn ra sau khi người mất được 2 – 3 năm tùy vào mối quan hệ và liên hệ của người chết với người còn sống trong gia đình.

Những điều kiêng kỵ khi tổ chức tang lễ

  • Chỉ nên mặc trang phục trắng hoặc đen khi tham dự đám tang, tiễn đưa người đã khuất. Tuyệt đối không mặc những bộ trang phục lòe loẹt, lố lăng, màu sắc. Nếu không có màu đen hoặc trắng thì có thể mặc các bộ trang phục đơn giản và không được phép cười nói ầm ĩ.
  • Không được để chó hoặc mèo nhảy qua xác người mất.
  • Không để nước mắt rơi khi khâm liệm bởi theo quan niệm của người Việt, điều này sẽ khiến người mất không nỡ rời khỏi người thân.
  • Đi chậm khi khiêng linh cữu.
  • Kiêng tổ chức cưới hỏi, khai tưởng khi đang để tang, nhất là khi để tang cha mẹ.
  • Khi chôn cất, không nên mặc đồ của người tham gia chôn cất cho người đã khuất để tránh người mất mang đi một phần của người đó. Bên cạnh đó, gia đình cũng không nên sử dụng vật dụng của người đã khuất như quần áo, giường, giày dép,…
  • Tránh để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp vào mộ khi cải táng.
  • Không dùng quan tài được làm bằng gỗ cây liễu.
  • Nên chọn nơi chôn cất phù hợp để nhận được sự phù hộ của tổ tiên. Bên cạnh đó, gia đình cần tránh những nơi hạ táng có tảng đá lớn, núi vắng vẻ, cô độc, đồi núi có địa hình gồ ghề, nơi ẩm ướt,…

Việc tuân thủ các trình tự trong các nghi lễ đám tang vô cùng quan trọng, giúp người thân trong gia đình hoàn tất “thủ tục” tiễn đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng, đồng thời đó cũng là cách để bày tỏ lòng thương tiếc, trân trọng với người đã khuất.

Tham khảo:

Rate this post