Ngô Đình Diệm và những người thân thích của ông như Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn đều là những nhân vật lịch sử nổi tiếng. Họ sống thế nào thì ai cũng biết nhưng họ chết ra sao và được an táng tại nghĩa trang nào thì đó vẫn còn là một thông tin chưa được phổ biến. Hãy cùng Hoa viên Nirvana tìm hiểu về mộ Ngô Đình Diệm và nơi an táng của ông và những người thân thích qua nội dung dưới đây nhé!
Tang lễ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu
Sau cuộc đảo chính vào 1/11/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị các tướng lãnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa giết khi đang trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào ngày 2/11/1963, đoàn xe hộ tống đưa xác của vị Tổng thống và cố vấn trên hai chiếc brancard để trong xe thiết giáp M113 tiến vào Bộ Tổng Tham Mưu tại sân Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh Trại Trần Hưng Đạo. Lúc này, Y sĩ của Trưởng Bệnh xá Tổng Hành Dinh đến khám nghiệm tử thi và lập hồ sơ khai tử chuyển cho Phòng Tổng Quản Trị phụ trách.
Trong khoảng thời gian này, ông bà Trần Trung Dung đã xin xác cụ Diệm và người thân của ông về tư thất. Vào ngày 2/11 cùng năm, Thiếu tá Đại Đội Trưởng Đại Đội Tổng Hành Dinh đảm nhận việc di chuyển hai xác của cố Tổng thống và cố vấn ra Bệnh viện Saint Paul bằng chiếc xe Hồng Thập Tự với hai quan tài, sau đó giao lại cho ông bà Trần Trung Dung để hai ông bà lo việc liệm và an táng.
Sau khi tẩm liệm xong, hai quan tài của cố Tổng thống và người thân được đặt tại phòng riêng trong nhà xác Bệnh viện Saint Paul, Ủy viên Quân vụ Thị trấn Sài Gòn và Trung tướng Tổng Trấn Đô Thành Sài Gòn sẽ sắp đặt tổ chức việc an táng cụ Diệm và cụ Nhu tại nghĩa trang người Pháp trên đường Mạc Đĩnh Chi, tiến hành chôn tại lô đất số 3 đã được đào sẵn hai huyệt.
Trong quá trình ông bà Trần Trung Dung cùng Tổng Trấn tổ chức việc mai táng, học sinh và dân chúng Đô Thành Sài Gòn tổ chức Ban chỉ đạo đến nhà xác Bệnh viện Saint Paul hoặc đất Thánh đường Mạc Đĩnh Chi cướp quan tài để tế các vị sư tử vì đạo. Trước tình thế đó, hai ông bà xin phép được chôn hai ông ở miếng đất Bộ Tổng Tham Mưu. Sau khi tạm ổn dư luận, hai cụ mới được chôn cất tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Trong khoảng thập niên 1980, do đô thị phát triển trong nội thành Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đã được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu. Đây cũng chính thức là nơi an nghỉ cuối cùng của cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và mẹ cố Tổng thống – bà Phạm Thị Thân.
Sự thật về nơi an táng mộ Ngô Đình Diệm
Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do Nguyễn Văn Thiệu tại vị với cương vị Tổng thống không cho xây cất nghiêm chỉnh nơi chôn cất anh em cụ Ngô Đình Diệm. Sau này, nơi chôn cất hai cụ đã bị giải tỏa để xây dựng thành công viên Lê Văn Tám. Mộ của hai cụ được dời về nghĩa trang Lái Thiêu.
Nghĩa trang Lái Thiêu nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 20 km, thuộc thị xã Thuận An, Bình Dương). Đây là nghĩa trang lâu đời và lịch sử gắn với mảnh đất Chợ Lớn từ hơn một thế kỷ qua với hai phân khu: khu A dành cho mộ phần người Hoa và khu B dành cho mộ phần người Việt.
Ở khu vực B, nghĩa trang có khu mộ lịch sử gồm 3 ngôi mộ bằng đá song song và được xây dựng giống theo hình dạng, kích thước khác nhau. Đó chính là khu mộ của hai anh em cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu cùng mẹ của ông.
Bia của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm ở bên trái, trên bia ghi tên Gicobê Đệ cùng ngày mất 2/11/1963 (Giacobê là tên Thánh của cụ). Bia của cụ Ngô Đình Nhu nằm ở bên phải, trên bia ghi tên Gioan Baotixita Huynh và ngày mất. Ở giữa hai ngôi mộ là tên của thân mẫu hai ông, bà Luxia Phạm Thị Thân.
Vào trước năm 1975, mộ của hai cụ không được Tổng thống bấy giờ là Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh mà chỉ là hai nấm đất thấp, không có bia ghi tên người mất. Sau năm 1975, khi được dời về nghĩa trang Lái Thiêu, mộ của hai cụ cũng không có người chăm sóc, khiến cỏ mọc um tùm, thậm chí che lấp cả phần mộ. Ngày nay, hai ngôi mộ đã được thân nhân xây dựng lại và chăm sóc hàng ngày.
Khu B nghĩa trang Lái Thiêu trước đây không còn phần chốt gác và hàng rào bao quanh nên thường xảy ra vấn đề trộm cắp dây sắt mộ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khu vực này đã được tu sửa, xây dựng lại và được quản lý, tiếp quản bởi Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ Công cộng Bình Dương.
Tham khảo: