Những lưu ý khi tổ chức lễ cúng 49 ngày cho người thân qua đời

49 ngày là khoảng thời gian vong linh người mất chưa được siêu thoát mà còn vương vấn ở dương gian, chờ ngày định tội. Do đó, khi người thân không may mất đi, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng 49 ngày cũng như các lễ cúng khác nhằm giúp người mất ra đi thanh thản hơn. Vậy, cúng 49 ngày là gì? Hãy cùng Hoa viên Nirvana tìm hiểu ngay tại bài viết này!

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày

Nguồn gốc lễ cúng 49 ngày cho người mất

Lễ cúng 49 ngày (hay còn được gọi là lễ Chung Thất) là dịp cúng cực kỳ quan trọng. Lễ này có nguồn gốc từ học thuyết của Phật giáo, theo đó âm hồn người mất phải trải qua 7 lần phán xét trước khi siêu thoát. Mỗi lần như vậy sẽ kéo dài 7 ngày, qua 7 lần tổng hết là 49 ngày. Sau khoảng thời gian này, vong linh người mất sẽ được thọ sanh vào một cảnh giới tương tự với những “nghiệp” xấu họ gây ra, hay được siêu thoát nếu làm nhiều việc thiện.

Lễ cúng 49 ngày là dịp vô cùng quan trọng trong thời gian để tang
Lễ cúng 49 ngày là dịp vô cùng quan trọng trong thời gian để tang

Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày cho người mất

Theo nguồn gốc như trên, linh hồn sau khi mất sẽ dễ bị các thế lực quấy nhiễu, dụ dỗ theo các con đường không tốt, dễ biến thành quỷ dữ. Vì vậy, trong khoảng thời gian 49 ngày, con cháu và người thân trong nhà sẽ tụng kinh niệm Phật liên tục, hoặc bật kinh Chú Đại Bi để giảm bớt các nghiệp chướng trong quá trình sống, giúp linh hồn được nương nhờ cửa Phật.

Vì thế, lễ cúng 49 ngày cho người mất vô cùng quan trọng trong phong tục để tang của người Việt từ xưa đến nay. Ngoài ra, lễ này cũng thể hiện sự thương xót, đau buồn và lòng thành kính, tưởng nhớ đến những người còn sống, nhất là gia quyến của người đã mất như một hành động tri ân cuối cùng.

Tham khảo:

Cách bài trí bàn thờ cúng 49 ngày chuẩn nhất

Đồ cúng trong lễ 49 ngày cho người mất

Theo thuyết của Phật giáo, 49 ngày là ngày vong linh sẽ được phán xét, do đó, gia đình không nên cúng đồ mặn mà chỉ nên cúng các vật phẩm chay. Bởi sát sinh là tội rất nặng, nếu cúng đồ mặn sẽ không may khiến linh hồn người mất chịu thêm tội. Các đồ cúng chay sẽ có thể giảm nghiệp cho người mất, cầu mong người đó sớm về cõi lành và đầu thai vào kiếp khác, có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chỉ nên cúng đồ chay trong lễ 49 ngày
Chỉ nên cúng đồ chay trong lễ 49 ngày

Cách sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ

Với lễ cúng 49 ngày cho người mất ở ngoài mộ, gia đình cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật như sau:

  1. 15 xấp tiền vàng mã và 2- 3 bộ quần áo giấy.
  2. Các loại vàng mã tượng trưng cho các vật dụng cần thiết ở dương gian như giày dép, điện thoại, quần áo,…
  3. Mâm cơm tươm tất với các món quen thuộc như chè, cháo, thịt cá, xôi, heo quay,…
  4. Trái cây, rượu, nước, trà, hoa tươi, nhang đèn,…

Lưu ý:

  • Không nên cúng các loại thịt bò, chó, mèo hay các loại thịt rừng.
  • Hạn chế khóc quá nhiều khiến vong linh vương vấn, không thể siêu thoát.

Cách sắm lễ cúng 49 ngày ở nhà

Tương tự như lễ cúng ở mộ nhưng có thể không cần sắm thêm các lễ vật hàng mã như tiền vàng, quần áo giấy. Bên cạnh đó, nếu theo tín ngưỡng Phật giáo, gia đình nên chuẩn bị mâm cúng chay trong những ngày này để giảm bớt nghiệp lực cho vong linh người mất.

Văn khấn cúng 49 ngày cho người mất tại nhà

Nam-mô-A-di-đà-phật!

Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật,

Hôm nay là ngày…tháng……. (âm lịch), tức là ngày…….tháng……năm……(dương lịch). Địa chỉ tại:……..

Con cùng các bác, cùng chị gái, em trai, em gái và các con dâu rể, con cháu nội ngoại bái lạy.

Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất/ 100 ngày theo quy định. Chúng con kính dâng các lễ vật dâng lên bao gồm:…….

Trước linh vị hiển chân linh. Tính đến nay đã được 100 ngày, con cùng gia đình lễ bạc thành tâm cung kính cái gọi là nén nhang. Kính mời Hiển cùng các chư vị Tiên Linh, Tổ Cô, Tổ Bá, Tổ Thúc và các vong linh theo Gia Tiên về tâm hưởng.

Kính cáo chư vị Tôn Thần, Táo Quân, Thổ Công, và Chư Phật chứng giám, phù hộ độ trì cho Hiển. Mau giảm được nghiệp đã làm khi sống, mọi sự tốt lành, nhanh chóng đầu thai kiếp khác tốt đẹp hơn.

Kính dâng chút lễ mọn với tấm lòng thành và cảm ơn người. Nam mô A di Đà Phật!

Cách tính ngày cúng 49 ngày chính xác

Để tính ngày cúng 49 ngày, gia đình cần phải xem ngày mất của người thân và tính từ ngày đó đến ngày cúng. Lễ cúng 49 ngày thường diễn ra vào những ngày quan trọng như ngày 7, 14, 21, 28, 35, 42 và cuối cùng là ngày thứ 49 kể từ ngày mất. Tuy nhiên, cần lưu ý là lễ cúng 49 ngày không nhất thiết phải cứ vào những ngày này mà có thể linh hoạt dựa vào tình hình gia đình và môi trường xung quanh.

Nên cúng 49 ngày chay hay mặn?

Vấn đề cúng 49 ngày chay hay mặn thường được quan tâm. Trong văn hóa dân gian, có hai loại lễ cúng chính là cúng mặn và cúng chay. Cúng mặn thường là cúng theo phong tục truyền thống, sử dụng thực phẩm mặn như thịt, cá, rau củ để cúng. Trong khi đó, cúng chay là cúng bằng các món chay, không sử dụng thực phẩm động vật. Sự lựa chọn giữa cúng chay hay mặn là tùy thuộc vào quan điểm tôn giáo, văn hóa và tâm linh của gia đình. Quan trọng nhất là lòng thành và tôn kính trong lễ cúng.

Có cần cúng cơm sau 49 ngày nữa không?

Sau khi đã hoàn thành lễ cúng 49 ngày, gia đình thường tổ chức lễ cúng cơm (lễ hạ cơm) để cảm tạ và chia sẻ niềm vui sau quá trình cúng tế. Lễ cúng cơm là cơ hội để người thân tiếp tục sum họp, tạo dựng tình cảm gia đình và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ và tham gia vào nghi lễ cúng 49 ngày.

Có cần cúng cơm sau 49 ngày nữa không?
Có cần cúng cơm sau 49 ngày nữa không?

Sau cúng 49 ngày là cúng bao nhiêu ngày?

Sau khi đã cúng 49 ngày và lễ cúng cơm, gia đình thường tiếp tục cúng các ngày kỷ niệm quan trọng như ngày giỗ, ngày tháng mất hàng năm. Cúng hàng năm có ý nghĩa duy trì tình cảm với người đã mất, tôn kính và ghi nhớ công ơn của họ trong cuộc sống.

Một số điều cần lưu ý khi làm lễ cúng 49 ngày

  • Chuẩn bị lễ cúng nghiêm túc và kỹ càng để tránh ảnh hưởng đến người mất và người sống.
  • Mặc trang phục chỉnh tề, sẫm màu, không nói cười to tiếng.
  • Không tị nạnh hay tranh giành vào lúc này mà gia đình cần hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau để vong linh về miền cực lạc.
  • Không để các loài vật hay côn trùng bu vào lễ vật.
  • Dọn nhà và bàn thờ sạch sẽ, không để nhiều đồ vật bẩn và trái cây, hoa luôn được tươi tốt.
  • Đốt nhang liên tục trong 49 ngày kể từ ngày người thân mất.
  • Cần hóa vàng sau 7 ngày và làm liên tục cho đến khi thực hiện lễ 49 ngày.
Cần ăn mặc chỉnh tề và trang nghiêm khi đến cúng lễ 49 ngày
Cần ăn mặc chỉnh tề và trang nghiêm khi đến cúng lễ 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày cho người mất vô cùng quan trọng, giúp người đó có thể giảm bớt nghiệp chướng, được xét vào cõi tốt hơn. Đây cũng là dịp con cháu và người thân thể hiện sự tiếc thương, đau buồn và lòng tri ân dành cho người đã khuất.

Tham khảo:

Rate this post