[Giải đáp] Khăn tang sau đám ma có mang về nhà không?

Theo tục lệ của Việt Nam, trong đám tang, con cháu, người thân trong gia đình phải đeo khăn tang khi đến viếng tang. Nghi thức này cần được thực hiện vào mỗi tuần, bao gồm cả đám 100 ngày mất và đám giáp năm. Vậy, khăn tang sau đám ma có được mang về nhà không? Ý nghĩa thực sự của khăn tang là gì? Câu trả lời sẽ được Hoa Viên Nirvana giải đáp ngay sau đây.

Khăn tang là gì? Ý nghĩa của khăn tang

Khăn tang là vật dụng quen thuộc trong mỗi đám tang, là loại khăn mỏng, trắng và được người thân quấn quanh đầu một vòng. Chiếc khăn này thể hiện lòng thương xót của con cháu, người thân trong gia đình với sự ra đi của người đã khuất. Bên cạnh đó, chiếc khăn này còn giúp mọi người phân biệt ai là người thân ruột thịt của người mất và ai chỉ là những người đến dự đám tang.

Khăn tang thường được sử dụng để thể hiện lòng thương xót của người thân với người đã mất
Khăn tang thường được sử dụng để thể hiện lòng thương xót của người thân với người đã mất

Việc đeo khăn tang có ý nghĩa cực kỳ lớn về mặt tâm linh, song chúng ta cũng không nên nghĩa rằng, chỉ cần đeo khăn tang là người mất sẽ ra đi thanh thản, về nơi miền cực lạc. Ngoài việc thể hiện lòng thương xót, chúng ta cần thực hiện các hành động tích phước, đức cho người đã khuất như đi lễ chùa, hành thiện, làm việc tốt,… thông qua các hành động sau:

  • Giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn để tích đức cho người đã mất được siêu thoát, đầu thai vào một gia đình có điều kiện hơn.
  • Tích cực giải nghiệp sát sinh cho người mất bằng cách phóng sinh.
  • Chăm chỉ hướng Phật, đọc kinh, lập đàn cầu siêu và cầu nguyện chân thành để người thân đã mất được nhanh chóng siêu thoát, hướng về cửa Phật.
  • Nên làm mâm cơm chay để cúng, không nên làm thịt động vật để tránh gây nghiệp sát sinh cho bản thân và người đã khuất.

Quy định thắt khăn tang dựa trên vai vế của gia đình

Tùy vào vai vế của người thân trong gia đình mà việc thắt khăn tang cũng được quy định khác nhau, chẳng hạn như:

Với con trai hoặc cháu đích tôn trong gia đình, trang phục đám ma và khăn tang sẽ bao gồm áo trắng, quần trắng bằng vải xô, trên đầu sẽ đội mũ bạc và buộc dây rơm. Nếu để tang cha, con trai/cháu đích tôn sẽ dùng gậy tre tròn, còn nếu để tang mẹ sẽ sử dụng gậy vông.

Với con gái, trang phục đám ma và khăn tang sẽ bao gồm quần áo trắng vải xô, trên đầu đội chiếc khăn trắng dài che mặt. Còn con rể khi để tang sẽ mặc quần trắng và khăn tang trắng quấn gọn gàng. Với con dâu sẽ mặc trang phục khăn tang giống như con gái trong nhà.

Với anh chị em, cháu ngoại, cháu nội trong gia đình chỉ cần quấn khăn trắng trên đầu khi để tang. Ở một số nơi, cháu nội sẽ đeo khăn chấm đỏ, còn cháu ngoại sẽ đeo khăn có chấm xanh. Còn chắt của người đã khuất, khi để tang sẽ đeo khăn vàng.

Tùy vào vai vế mà trang phục và cách thắt khăn tang cũng được quy định khác nhau
Tùy vào vai vế mà trang phục và cách thắt khăn tang cũng được quy định khác nhau

Các quy định về trang phục để tang và thắt khăn tang sẽ giúp khách đến viếng tang, đưa tang nhận biết mối quan hệ của những người trong gia đình với người đã khuất, từ đó đưa ra cách hành xử, xưng hô và chia buồn phù hợp với vai vế mọi người trong tang lễ.

Nếu con cái mất, cha mẹ sẽ không đeo khăn tang khi để tang. Điều này không có nghĩa là cha mẹ không thương xót con cái mà khi con cái lỡ “ra đi” trước cha mẹ, chưa báo hiếu được gì là không làm tròn chữ “Hiếu”. Do đó, cha mẹ không cần đeo khăn tang.

Khăn tang sau đám ma có được mang về nhà không?

Trong buổi tang lễ của người thân ruột thịt, có không ít người thân cận, bà con đeo khăn tang. Song, không phải ai cũng chung sống với người đã mất mà họ còn có gia đình, con cái riêng. Vậy, liệu mang khăn tang về nhà có sao không?

Thông thường, không có ai mang khăn tang về nhà sau đám ma mà gia chủ sẽ chuẩn bị sẵn dải khăn, sau đó đưa cho người dự đeo lên trong buổi lễ. Sau khi chôn cất người đã khuất, những đồ vật thường dùng của họ sẽ được mang đi hỏa thiêu, bao gồm khăn tang. Trong một số gia đình theo truyền thống, khăn tang sẽ được giữ lại, cất vào một nơi để sử dụng vào đám hàng tuần của người đã mất. Vì vậy, việc mang khăn tang sau đám ma về nhà là không nên. Nếu mang về nhà, gia đình đó sẽ gặp nhiều vận xấu, xui rủi, ảnh hưởng đến bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Không nên mang khăn tang sau đám ma về nhà
Không nên mang khăn tang sau đám ma về nhà

Như vậy, qua lời giải đáp và ý nghĩa của khăn tang trên đây, chúng ta đã biết được có nên mang khăn tang về nhà sau đám ma hay không. Dù thương tiếc người đã khuất như thế nào đi chăng nữa thì những vật dụng sử dụng trong đám ma, tang lễ chúng ta không nên mang về nhà để tránh ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình của mình.

3.7/5 - (4 bình chọn)