Phong tục đám tang người Hoa tại Việt Nam

Phong tục đám tang người Hoa sở hữu những nét riêng biệt và độc đáo, có một chút khác biệt so với đám tang của người Việt tại Việt Nam. Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu nghi thức trong phong tục đám tang của người Hoa ở Việt Nam như thế nào nhé!

Phong tục đám tang người Hoa tại Việt Nam

Tang lễ không chỉ là sự kiện tiễn biệt, chia cách âm dương giữa người với người mà còn là lúc để người sống bày tỏ lòng thương tiếc, biết ơn đến người đã mất. Do đó, có rất nhiều nghi thức được tổ chức trong tang lễ, đặc biệt là với người Hoa. Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa, đời sống xã hội của Việt Nam nhưng trong tang lễ của cộng đồng người Hoa sinh sống vẫn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt và đậm bản sắc dân tộc.

Nghi thức tang lễ người Hoa có gì đặc biệt?
Nghi thức tang lễ người Hoa có gì đặc biệt?

Nghi thức của người Hoa trong lúc hấp hối

Người Hoa sẽ đưa người hấp hối đến nơi trang trọng nhất trong nhà (được gọi là chính tẩm), đặt họ nằm ngay ngắn và lắng nghe xem người đó có trăn trối gì không. Sau đó, người thân trong gia đình sẽ dùng nước và khăn lau khắp cơ thể người sắp mất cho sạch sẽ, thay quần áo mới với mong muốn người đó sẽ ra đi thanh thản, nhẹ nhàng, không còn vướng bận ở trận gian để có thể đầu thai ở kiếp khác.

Khi người thân trong nhà trút hơi thở cuối cùng, người còn lại sẽ đặt thi hài của người đó ngay giữa nhà, tránh nơi thờ tự. Tùy vào từng khu vực vùng miền mà người Hoa sinh sống mà người đã mất có được đậy mặt hay không. Chẳng hạn, với người Hải Nam, họ sẽ dùng khăn màu đỏ có hình vuông để đậy mặt người mất. Còn với người Phúc Kiến, họ lại không đậy mặt cho người chết khi tẩm liệm. Riêng với người Triều Châu sẽ sử dụng hai thỏi tiền vàng mã, gồm một đầu bạc và một đầu vàng làm chiếc gối đầu cho người mất.

Trong khi đó, ở phong tục đám người của cộng đồng người Hẹ, họ sẽ chặt đôi chiếc đòn gánh, bỏ vào quan tài khi trong nhà có người mất để thể hiện sự đau buồn khi có sự chia cách âm dương.

Tang phục cho người mất và người thân trong gia đình

Đối với người Hoa, người mất sẽ được mặc 3 lớp quần, 2 lớp áo theo màu sắc thứ tự là trắng, tiếp đến là đen, xanh, xám và tro, sau cùng là lớp áo bằng vải gấm.

Tang phục của người Hoa
Tang phục của người Hoa

Với người còn sống thì mỗi cộng đồng người Hoa sẽ có mặc các bộ tang phục khác nhau, bao gồm:

Cộng đồng người Hoa Tang phục
Người Phúc Kiến
  • Con trai mặc áo không có nút, chiều dài đến chân, khoác bên ngoài một chiếc áo nhỏ có nút vải để cài, ngắn với chất liệu là vải bố. Trên tay cầm chiếc gậy.
  • Con gái mặc áo dài, đội khăn ba góc có khâu một miếng vải bố.
  • Con rể mặc tang phục màu trắng, có một chấm đỏ.
  • Cháu nội đội khăn xanh có một chấm màu xanh.
  • Cháu nội đội khăn xanh có một dấu chấm đỏ.
Người Triều Châu Con trai mặc áo vải xô, khoác bên ngoài chiếc áo nhỏ bằng vải bố, đội nón hình tam giác và đeo thêm một chiếc túi có 3 màu sắc là đỏ, trắng, xanh để đựng đậu.

Lễ cúng trong phong tục tang lễ người Hoa

Trong phong tục đám tang của người Hoa, người chết sẽ được cúng bằng các vật phẩm như nhang đèn, hoa tươi, heo quay, mâm ngũ quả cùng đội nhạc đưa tiễn đi cùng. Với người mất trên 60 tuổi, đội nhạc sẽ mặc tang phục là áo đỏ, đầu đội nón lá. Nếu người mất dưới 60 tuổi thì đội nhạc sẽ mặc tang phục áo màu xám tro.

Khi trong gia đình có người mất, người Hoa sẽ thông báo với mọi người bằng ghi tên người đã khuất trên lồng đèn và treo lên.

Lễ động quan

Với người Hoa, lễ động quan vô cùng quan trọng bởi thời gian động quan cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng. Trước khi rước linh cữu, người thân trong gia đình cần làm lễ dâng rượu để các thần linh chứng giám, sau đó một người sẽ cầm sênh chỉ huy tất cả mọi việc như đặt tay lên đòn gánh, nâng quan tài, di quan, đi đúng hiệu lệnh,…

Theo phong tục ma chay của người Hoa thì linh cữu sẽ đi trước, con cháu, người thân trong gia đình, bạn bè thân hữu sẽ lần lượt theo sau. Người con trai cả sẽ cầm bát nhang và cây dong, con trai thứ sẽ cầm ảnh của người đã khuất. Và con cháu của người mất phải bò từ nhà đến xe tang để bày tỏ lòng tôn kính, hiếu thảo.

Trong quá trình di quan, người Hoa sẽ rải vàng mã suốt dọc đường nhằm xua đuổi những hồn ma khác đến quấy rầy người chết, bảo vệ người quá cố được bình an đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Người Hoa thường rải vàng mã dọc đường để bảo vệ người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng
Người Hoa thường rải vàng mã dọc đường để bảo vệ người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng

Lễ hạ huyệt

Khi hạ huyệt, người thân trong gia đình sẽ làm lễ tế thần thổ địa, bao gồm nhang đèn, hoa tươi, trái cây, muối gạo. Sau khi làm lễ tế xong, người Hoa sẽ rắc khoai môn, các loại hạt đậu xuống huyệt rồi mới bắt đầu hạ quan.

Với người Hoa, lễ mở cửa mã sẽ được tiến hành vào ngày thứ 3 sau ngày chôn cất với các vật phẩm hương hoa, nhang đèn. Đây là lễ vô cùng quan trọng bởi nó như một sự giải thoát cho linh hồn người chết khỏi hầm mộ dưới tầng sâu.

Trong 100 ngày, người thân trong gia đình sẽ làm cơm cúng cho người đã mất. Nhưng khi người mất được 49 ngày thì gia đình sẽ thực hiện nghi thức tụng kinh cầu siêu, sám hối cho người đã mất.

Nhìn chung, dù sống ở Việt Nam và chịu ảnh hưởng bởi đời sống văn hóa, tinh thần nhưng đám tang người Hoa vẫn giữ được những nghi thức riêng, bản sắc độc đáo của dân tộc mình.

> Tham khảo:

5/5 - (5 bình chọn)