Đám hiếu là gì? Những điều cần lưu ý trong đám hiếu

Đám hiếu cốt lõi là để bày tỏ sự thương xót đối với người đã khuất, chia buồn, cảm thông với gia quyến. Những nghi thức trong đám hiếu phải được thực hiện nghiêm ngặt để thể hiện sự trang nghiêm cần có. Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có một cách tổ chức riêng. Vậy đám hiếu là gì? Hãy cùng Hoa Viên Nirvana Việt Nam tìm hiểu đám hiếu Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Đám hiếu là gì?

Giải thích, định nghĩa chính xác về đám hiếu Việt Nam
Giải thích, định nghĩa chính xác về đám hiếu Việt Nam

Ở Việt Nam, có rất nhiều cụm từ được sử dụng để chỉ đám hiếu. Cụ thể như đám tang, đám ma, tang sự hay tang lễ. Theo bạn, đám hiếu là gì? Đây là nghi thức truyền thống được lưu truyền từ thời xa xưa đến nay với quan niệm muốn lưu giữ những gì tốt đẹp nhất cho người đã khuất.

Người xưa có câu “đào sâu chôn chặt”, hàm ý thể hiện sau khi một người mất đi sẽ được an nghỉ mãi mãi với cát bụi. Đây là hình thức an táng truyền thống, tức là chôn người đã mất dưới đất, không thể hiện tục hỏa thiêu như hiện nay. Thực hiện nghi thức này còn có rất nhiều nghi thức nhỏ đi kèm.

Hiện nay, tất cả gia đình thường ưu tiên lựa chọn hình thức hỏa táng. Bởi nhu cầu sống của con người tăng cao, nơi chôn cất hạn hẹp. Một phần, hỏa táng góp phần bảo vệ môi trường và giảm bớt những thủ tục rườm rà, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Quy trình tổ chức đám hiếu Việt Nam

Thông tin phía trên đã giúp bạn hiểu đám hiếu là gì. Như đã nói, với mỗi một quốc gia, một dân tộc, một vùng đất sẽ có cách tổ chức đám hiếu riêng. Thông qua đám hiếu, ta có thể nhìn thấy nét đẹp trong văn hóa, truyền thống của quốc gia đó. Đối với đám hiếu Việt Nam, quy trình tổ chức sẽ được chia thành ba phần như dưới đây. Hãy theo dõi để hiểu hơn về phong tục Việt Nam trong tang sự.

Quy trình cơ bản tổ chức đám hiếu Việt Nam
Quy trình cơ bản tổ chức đám hiếu Việt Nam

Khi có người thân trong gia đình vừa lâm chung

Vừa lâm chung ở đây được hiểu là người thân vừa trút hơi thở cuối cùng. Biết rằng đây là khoảnh khắc mà gia đình đau buồn, thương xót nhất. Nhưng hãy cố gắng nén lại bi thương và tập trung vào công tác chuẩn bị đám hiếu để giúp người mất được yên tâm an nghỉ.

Quan niệm dân gian cho rằng, người còn sống còn thương tiếc, khóc lóc nhiều thì linh hồn người đã khuất sẽ bị “giam cầm” mãi mãi ở trần gian, không thể luân hồi chuẩn kiếp. Bởi họ còn quá nhiều lưu luyến, muốn ở bên cạnh người thân.

Sau khi người thân vừa ra đi, gia quế cần cử người đại diện phụ trách, lo liệu chu toàn hậu sự cho người đã khuất. Các công việc cần thực hiện bao gồm những việc sau:

  • Phải ghi chép thời gian của người mất một cách chính xác để thực hiện các thủ tục liên quan như viết cáo phó, chọn ngày chọn giờ làm tang…
  • Vệ sinh nhẹ nhàng và thay đồ cho người đã mất.
  • Liên hệ với dịch vụ mai táng trọn gói sẽ giúp gia quyến tiết kiệm rất nhiều thời gian.
  • Lập bàn thờ “tạm” hoàn chỉnh cho người đã khuất: 1 đôi đũa tre, 1 chén cơm đầy, 1 quả trứng luộc để giữa chén cơm, 1 lư hương, 1 cặp đèn cầy lớn, 1 nải chuối xanh giằng bụng, 4 cây đèn cầy đốt bốn góc nơi người mất nằm.

Các thủ tục tổ chức tang sự người Việt

Những thủ tục cần biết để tổ chức tang sự theo truyền thống Việt
Những thủ tục cần biết để tổ chức tang sự theo truyền thống Việt

Để hiểu rõ hơn đám hiếu là gì, ta cùng tìm hiểu các thủ tục tổ chức tang sự người Việt. Hiện nay về cơ bản, đây là giai đoạn mà bên dịch vụ tang sự sẽ giúp gia đình thực hiện. Điều này giúp gia quyến giảm bớt được căng thẳng, lo âu và tập trung đưa người mất về an táng tại quê nhà.

Tuy nhiên bạn vẫn cần phải biết những công việc cần làm trong tổ chức tang lễ:

  • Có nghi thức khâm liệm – nhập quan.
  • Có nghi thức phát tang được thực hiện bởi chủ lễ.
  • Luôn làm nghi thức cúng cơm hàng ngày, 3 bữa sáng – trưa – chiều.
  • Làm lễ truy điệu hoặc đọc lời cảm tạ những người đã dành thời gian đưa tiễn.
  • Làm nghi thức bái quan.
  • Làm nghi thức cúng cáo đạo lộ.
  • Thực hiện nghi thức di quan – động quan.

Các nghi thức cần thực hiện sau khi tang lễ đã kết thúc

Hoàn thủ các thủ tục trong tang lễ, người hộ tang sẽ cùng gia quyến dẫn hương linh về nhà để tiếp tục thực hiện lễ an sàng. Gia quyến cần lập bàn thờ cúng hương linh tại nhà, phải là bàn thờ riêng và cúng riêng từ một đến 3 năm. Hết thời gian này mới được đưa lên bàn thờ tổ tiên.

Ngoài ra, gia quyến còn cần thực hiện các nghi lễ cúng bái theo cột mốc thời gian sau: Nghi lễ cúng ba ngày – cúng mở cửa mả, nghi lễ cúng thất – cúng tuần, nghi lễ cúng 21 ngày, nghi lễ cúng 49 50 ngày, nghi lễ cúng 100 ngày, nghi lễ giỗ đầu.

Bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin về đám hiếu Việt Nam. Mong rằng qua đây, bạn đã hiểu đám hiếu là gì.

> Tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)