Khi một người vừa mất, ngoài việc thực hiện nghi thức tang lễ, phát tang, người thân trong gia đình còn cần phải tiến hành cúng thất tuần. Vậy cúng thất tuần là gì? Cách cúng thất tuần ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây!
Cúng thất tuần là gì?
Cúng thất tuần (hay còn được gọi là cúng thất) là cúng 7 ngày. Đây là một nghi lễ có từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam, dần dần được truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này. Theo quan niệm dân gian, linh hồn khi chết đi sẽ bị Diêm Vương xem xét tội lỗi và có thể sẽ phải trải qua 18 tầng địa ngục. Những ai không có tội sẽ sớm được đầu thai chuyển kiếp, còn nếu tích nghiệp khi còn sống sẽ phải chịu những hình phạt đọa đày dưới địa ngục cho đến khi nào hết nghiệp mới được siêu thoát sang kiếp sống khác.
Để giảm nhẹ sự đau đớn và đọa đày khi chịu các hình phạt dưới Âm Ty cho linh hồn người thân, những người còn lại trong gia đình cần thực hiện cúng thất, giúp vong linh người đó sớm thoát khỏi kiếp khổ và tâm thanh thản hơn, dễ bề siêu thoát. Trong lễ cúng này, gia đình sẽ chuẩn bị một số lễ vật cần thiết như hoa quả, giấy tiền vàng bạc, mâm cơm và bài kinh cầu nguyện. Đây được xem là cách nhanh nhất giúp người đã khuất có thể tích đức và siêu thoát, đồng thời cầu an cho gia đình và bản thân.
Trong tâm linh, những người vừa qua đời sẽ trải qua một khoảng thời gian 49 ngày để chờ tái sinh. Lúc này, linh hồn của người đó vẫn còn quanh quẩn trong nhà và vẫn cảm nhận được những sinh hoạt của mọi người trong gia đình. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, người thân thường làm một mâm cơm cúng đầy đủ trên bàn thờ với 3 chén cơm, thức ăn (chay) và một nén nhang để người mất được no ấm.
Nếu không làm lễ cúng, vong linh của người thân đã mất sau lễ nhập quan sẽ phải chịu cảnh đói rét khi trở về nhà, từ đó dễ gây ra các lời oán trách với người thân. Do đó, việc cúng thất cũng vô cùng quan trọng trong các nghi lễ dành cho người mới mất trong gia đình và đó cũng là giây phút cuối cùng để mọi người trong nhà quây quần bên nhau trước khi người mất đầu thai chuyển kiếp.
Nghi lễ cúng thất tuần cho người mới mất
Thông thường, nghi lễ cúng thất sẽ được tiến hành tại chùa với việc cúng cơm và cầu siêu cho vong linh. Việc cúng thất này cần xuất phát từ tâm của người cúng và sự hiểu biết, tin tưởng vào thế giới tâm linh của họ. Nếu không thì việc cúng thất sẽ vô ích và không còn có ý nghĩa cầu siêu cho người mới mất.
Ở một số nơi, người ta không tiến hành cúng thất tại chùa mà lại tổ chức ngay tại nhà. Theo đó, cách cúng thất tuần cũng sẽ khác khi không đọc kinh cầu siêu mà chỉ đọc bài cầu nguyện. Người nhà cũng chỉ chuẩn bị một số đồ cúng như trái cây, bánh, hoa quả, nhang đèn trên bàn cầu nguyện cùng mâm cơm đơn giản. Và anh em, bạn bè, người thân, bằng hữu sẽ đọc bài kinh cầu nguyện này ở mỗi lượt cúng để cầu linh hồn người mất được siêu sinh, siêu thoát.
Một số lưu ý khi làm lễ cúng thất tuần
Khi cúng cơm, nhiều người thường rất chủ quan khi làm đồ ăn tùy tiện, vô tình phạm phải người mất khiến họ khó siêu thoát, đồng thời khiến gia đình cũng dễ gặp nhiều vấn đề như lục đục nội bộ, thiếu sự hòa thuận,… Vì vậy, dù chỉ là một mâm cơm đơn giản nhưng gia đình cần phải chuẩn bị thức ăn tươm tất, sạch sẽ, không ôi thiu, cụ thể như sau:
- Gia chủ không sử dụng các loại thịt động vật như gà, bò, cá,… trong mâm cơm cúng thất mà chỉ nên cúng đồ chay để vong linh người mất tránh phải chịu tội sát sinh.
- Không được đặt mâm cơm trực tiếp lên bàn thờ và không đặt dưới mặt đất mà nên kê một cái bàn đã lau chùi sạch sẽ, sau đó đặt cạnh bàn thờ và đặt mâm lên.
- Khi tham gia lễ cúng thất, cần ăn mặc kín đáo, tươm tất, gọn gàng với màu sắc tối giản, tốt nhất là áo quần dài thật trang nghiêm. Khi đọc kinh cầu nguyện cần chắp hai tay và thể hiện sự thành tâm của mình với người đã mất.
- Nên lau chùi sạch sẽ không gian làm cơm cúng và không đặt những vật dụng không sạch sẽ ở gần.
- Nên đặt bàn thờ theo hướng phong thủy, đúng vị trí và không được xê dịch.
- Khi khấn vái trong lễ cúng, người cúng cần thành tâm, không đùa giỡn để tránh phạm phải những vấn đề tâm linh.
- Trong lúc cúng thất, người cúng cần đọc rành mạch, rõ ràng. Không nên đọc to để tránh các linh hồn lang thang nghe được, vào tranh mâm cơm với người mất.
- Khi nhang đã tàn, gia chủ mới đem mâm cơm xuống và bắt đầu ăn.
- Nếu có điều kiện có thể đốt một ít giấy tiền vàng mã, quần áo xuống cho người mất và để chúng bén lửa cháy hết.
- Nên thắp nhang liên tục cho người mới mất. Nếu không có thời gian thì có thể dùng nhang khoanh để thời lượng cháy kéo dài.
Việc cúng thất tuần cho người thân trong gia đình cũng quan trọng không kém so với các nghi thức đưa tang. Do đó, gia chủ cần biết về các điều kiêng kỵ cũng như nghi lễ cúng thất để linh hồn người mất sớm được siêu sinh, siêu thoát.
Tham khảo: