Chôn cất thai nhi chết lưu: Quy trình và nghi thức

Thai nhi chết lưu có khá nhiều lý do, có thể là do vấn đề sức khỏe của người mẹ, dây rốn hoặc do nạo phá thai. Nhưng, dù với lý do gì đi chăng nữa thì linh hồn của bé vẫn vương vấn nơi trần gian. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, chúng ta cần phải chôn cất thai nhi chết lưu tử tế và thực hiện đúng các nghi thức, giúp linh hồn bé sớm được đầu thai vào một kiếp sống khác.

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ, trước khi được sinh ra. Thông thường, những phụ nữ có thai nhi chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh khi mang thai ở lần tiếp theo. Trong trường hợp thai chết lưu do rối loạn nhiễm sắc thể hay vấn đề dây rốn, khả năng xảy ra tình trạng này một lần nữa sẽ rất thấp.

Thai nhi chết lưu cần được chôn cất tươm tất và tử tế
Thai nhi chết lưu cần được chôn cất tươm tất và tử tế

Có nên xây mộ cho thai nhi chết lưu hay không?

Vào thời xa xưa, mỗi gia đình đều có rất nhiều con, thường là từ 7 – 10 người. Trong thời chiến tranh loạn lạc, cuộc sống khá khó khăn, vất vả, cơm không đủ no, áo không đủ mặc khiến mỗi gia đình đều mất đi một vài người con từ lúc còn rất trẻ hoặc con chết từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, việc chôn cất mồ mả cũng không được thực hiện tươm tất, chu đáo đến nơi đến chốn, dẫn đến nhiều linh nhi lưu lạc ở chốn trần thế và khó siêu sinh siêu thoát.

Đến hiện nay, nước ta hàng năm có hàng trăm nghìn thai nhi bị bỏ rơi do tình trạng nạo hút, phá thai ở lứa tuổi 18 – 25. Sau mỗi lần như thế, người ta thường bỏ xác thai nhi trong các bao rác y tế và đưa vào các thùng rác. Xác thai nhi chết lưu không được chôn cất đàng hoàng, tử tế khiến vong linh các bé dễ oán giận, hóa quỷ hoặc còn lưu luyến trần gian. Hơn nữa, việc không được cha mẹ đặt tên cũng khiến linh hồn các bé khó được chấm siêu thoát. Do đó, việc xây mộ, chôn cất thai nhi chết lưu là điều vô cùng cần thiết.

Mộ phần chôn cất thai nhi chết lưu
Mộ phần chôn cất thai nhi chết lưu

Hướng dẫn cách xây mộ, chôn cất thai nhi chết lưu đúng phong thủy

Mộ trẻ con là ngôi mộ tinh khiết, trong sáng nhất do chưa vướng phải bụi trần, do đó, các ngôi mộ này rất linh thiêng. Vì vậy, khi xây mộ chôn cất thai nhi chết lưu, chúng ta cần lựa chọn đúng vị trí đặt ngôi mộ cũng như thực hiện đúng nghi thức và quy trình chôn cất để tránh ảnh hưởng đến cha mẹ và dòng họ của bé.

Vị trí xây mộ thai nhi chết lưu đúng phong thủy

Theo phong thủy, nếu gia đình xây mộ trong khuôn viên nghĩa trang thì không xây hoàn tráng, nổi bật mà chỉ cần đơn giản, hài hòa với thiên nhiên. Bên cạnh đó, ngôi mộ cần phải có khoảng đất hở, càng lớn càng tốt, không nên ốp đá kín mít như mộ người lớn. Trước khi xây mộ, gia đình cần tìm hiểu nơi xây đã có người chết được chôn rồi hay không. Việc làm này sẽ giúp gia đình tránh được hiện tượng “trùng tang”, nhất là “trung tang liên táng”.

Khi xây mộ thai nhi chết lưu, gia đình nên đặt mộ của bé ở nơi có ông bà tổ tiên an nghỉ để ông bà bảo vệ linh hồn của bé, tránh bị các vong tà xấu đến làm phiền. Về hướng xây mộ, gia đình nên tránh xây mộ thuộc hai phương vị Hoàng Tuyền và Không Vong bởi hai phương vị này sẽ khiến vong hồn của bé không thể yên nghỉ êm ấm, đồng thời khiến gia đình rơi vào kiếp nghèo khó, tán gia bại sản.

Mộ phần của các thai nhi chết lưu trong một khu nghĩa trang
Mộ phần của các thai nhi chết lưu trong một khu nghĩa trang

Thủ tục chôn cất thai nhi chết lưu

Với thai nhi chết trong bụng mẹ, các gia đình không nên lập bát hương thờ cúng bởi thai nhi vẫn chưa được thành người, chưa được đặt tên và cũng chưa được ra đời. Lúc này, chúng ta cần làm lễ cầu siêu để giúp bé sớm đầu thai chuyển kiếp. Trong lễ cầu siêu, cha mẹ không nên đốt nhiều vàng mã, giấy tiền hay khóc thương để tránh khiến vong nhi quyến luyến, không nỡ rời xa người thân.

Ngoài việc chôn cất thai nhi chết lưu, chúng ta cũng có thể hỏa táng bé, nhất là với các trường hợp nạo phá thai. Đây là tình trạng phổ biến và khi nạo phá thai, cha mẹ của bé thường sẽ bỏ lại xác của các bé, bỏ mặc cho phòng khám tư nhân xử lý. Các phòng khám này đôi khi tùy tiện vứt xác bé ra bãi rác, khiến linh hồn của bé rơi vào tình trạng đói khát kèm nỗi oán hận vì không được sinh ra. Do đó, các đội thiện nguyện, cơ sở từ thiện có thể thu thai lưu về để hỏa táng và làm lễ cầu siêu cho các bé.

Như vậy, thông qua nội dung trên, chúng ta đã hiểu hơn về việc chôn cất thai nhi chết lưu cũng như việc có nên thờ cúng các bé hay không. Việc không được sinh ra đời là một bất hạnh lớn với các bé, nhưng không được chôn cất thì đó lại là nỗi bất hạnh lớn hơn. Vì vậy, dù là lý do gì đi chăng nữa, chúng ta cần phải có trách nhiệm với bé khi không thể giữ bé lại và sinh ra như bao đứa trẻ bình thường khác.

4.7/5 - (3 bình chọn)