Mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những tục thờ cúng, tín ngưỡng khác nhau, tạo nên sự đa dạng về văn hóa của đất nước Việt Nam. Nổi bật nhất về sự khác biệt đó chính là tục thờ cúng của người Hoa và người Việt. Vậy, bàn thờ người Hoa và người Việt có gì khác biệt?
Bàn thờ người Hoa và bàn thờ người Việt khác nhau về cách trang trí
Mỗi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tín ngưỡng riêng biệt. Do đó, nguyên tắc bày biện, trang trí đồ thờ cúng trong nhà cũng có sự khác nhau. Với người Việt, họ thường bày biện bộ Ngũ sự hoặc Tam sự trong các dịp thờ cúng. Trong khi đó, trên bàn thờ của người Hoa sẽ có tượng Phật, bình hoa, bát hương, ảnh Quan Công và di ảnh tổ tiên.
Khác với người Việt, người Hoa rất chuộng và có niềm tin mãnh liệt vào phong thủy nên họ thường xuyên thắp nến và dùng đèn Thần đăng hoặc đèn Ly để trang trí bàn thờ. Bên cạnh đó, họ cũng đặt thêm các tượng phong thủy, đồ vật phong thủy lên bàn thờ để cầu may mắn, bình an, các công việc kinh doanh làm ăn thuận lợi và phát đạt hơn.
Còn với người Việt, họ chủ yếu chỉ thắp nến hoặc đèn hoa sen để không gian thờ cúng thêm ấm cúng, trang nghiêm chứ không đặt nặng vấn đề về phong thủy.
Ngoài tượng Phật, Quan Công và di ảnh tổ tiên, người Hoa còn thờ thêm các vị thần khác như thần hộ mệnh, thần Cửa, thần Táo Quân, Tam Quan Độ Đế,… nhằm cầu nguyện sức khỏe, bình an, cầu xin các Thổ công, chư vị Thần Phật, ông Táo và tổ tiên phù hộ.
Về vị trí, bàn thờ gia tiên của người Hoa thường đặt ở giữa ngôi nhà, nơi tôn nghiệp nhất. Tùy vào từng gia đình mà có người thờ phụng tổ tiên 5 đời, 9 đời hoặc 3 đời. Ngoài thờ phụng tổ tiên, người Hoa còn tin tưởng vào ma thuật, bùa chú và sử dụng vào những nhu cầu khác nhau. Có 3 loại bùa được sử dụng chính bao gồm: bùa cứu người, hại người và hộ thân.
Trên thực tế, do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên phong tục thờ cúng của người Việt cũng có những nét tương đồng với người Hoa, sau đó được biến tấu để phù hợp hơn với văn hóa tâm linh của Việt Nam.
Sự khác biệt về tín ngưỡng tâm linh của người Hoa và người Việt
Tín ngưỡng được xem là điểm tựa tinh thần không chỉ của cả người Việt lẫn người Hoa. Tại những nơi có người Hoa sinh sống, chẳng hạn như “China Town Quận 5” tại TP.HCM, có rất nhiều chùa, miều, đình thờ phụng Phật, thánh thần, các vị tổ sư, các bậc thánh nhân như Tam Sơn Quốc Vương, Quan Công Võ Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu,… Với họ, các chư vị này đã trở thành niềm tin ăn sâu vào tâm thức và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ phụng.
Trong mỗi gia đình, người Hoa sẽ luôn có bàn thờ thờ các vị thánh nhân Thần Tài, Quan Âm, Thổ Địa,… vô cùng trang nghiêm. Họ thường cúng các vật phẩm đa dạng để được phù hộ mọi việc làm ăn thuận lợi, hanh thông. Bên cạnh đó, người Hoa rất tin vào uy linh của các bậc Thánh thần, điển hình là trước mỗi chuyến đi, họ đều cầu nguyện, khấn vái xin được bình an và may mắn trên suốt chặng đường.
Trong khi đó, ở mỗi gia đình Việt đều có một bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu kính của con cháu với gia tiên. Một số gia đình sẽ thờ thêm Đức Phật, Quan Âm, Mẫu, chư vị thần thánh và các bậc Thánh từ Trung Hoa.
Sự khác biệt về tục thờ cúng trong các ngày lễ, Tết
Người Việt thường lấy ngày mất của người thân trong gia đình để cúng giỗ hàng năm thì người Hoa lại không có ngày giỗ mà họ chỉ thờ cúng tổ tiên vào các dịp Tết Nguyên Đán và các dịp Tết khác.
Vào những ngày mùng 9 tháng 9, 29 tháng 9, người Hoa sẽ trang hoàng cho bàn thờ tổ tiên vô cùng trang trọng và phong phú. Đặc biệt, người Hoa rất giỏi việc làm ăn và chú trọng công việc kinh doanh nên mỗi tháng, họ sẽ thờ cúng vào 4 ngày: 1, 15, 2, 16 để cầu xin làm ăn may mắn, thuận lợi, phát đạt, mọi chuyện hanh thông. Vào những ngày này, họ sẽ bày biện đầy đủ các vật tế lễ, đồ cúng liên quan để dâng lên các chư vị thần thánh, bày tỏ lòng thành của mình.
Vào các dịp quan trọng mỗi tháng và mỗi năm, người Hoa còn thờ cúng và dâng lễ lên các vị thần như Quan Âm, Thần Tài, Thổ Địa, Quan Công,… Vào các dịp quan trọng như Tết Trung Thu, cúng giỗ, Giao thừa,… người Hoa thường soạn một mâm cúng thịnh soạn và bày biện trang hoàng bàn thờ, thể hiện lòng thành lên các chư vị thần thánh và bày tỏ lòng hiếu kính lên tổ tiên.
Nhìn chung, tín ngưỡng tâm linh đã trở thành tâm thức và là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của người Hoa và người Việt, được gìn giữ và truyền qua bao thế hệ. Do đó, dù có sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng và tục thờ cúng như bàn thờ của người Hoa hay người Việt đều được sắp xếp, bày biện trang nghiêm, cẩn thận và chỉn chu.
> Bài viết liên quan: