An táng (hay còn được gọi là mai táng) là nghi thức vô cùng quan trọng trong tang lễ nhằm đưa người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vậy, an táng là gì? Nghi thức tổ chức lễ an táng như thế nào? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây!
An táng là gì?
An táng (mai táng, địa táng hoặc chôn cất tùy vào từng vùng miền) là hình thức lưu giữ thi hài, tro cốt của người mất ở dưới lòng đất.
An táng được diễn ra như thế nào?
Khi có người mất, người thân trong gia đình sẽ liên hệ với đội ngũ mai táng (với gia đình có đất trong nhà) hoặc hoa viên nghĩa trang để mua một vị trí huyệt mộ của gia đình để chuẩn bị cho việc mai táng người mất.
Theo phong tục và tín ngưỡng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc cũng như căn cứ vào thời gian mất, tuổi của người mất mà người ta sẽ xem giờ để liệm, động thổ, đào huyệt mộ, hạ huyện và xây dựng kim tĩnh. Đến ngày động quan, đội ngũ an táng sẽ đưa Linh Cữu của người đã khuất đến huyệt mộ (đã được đào sẵn), tiến hành hạ huyệt đúng theo giờ đã tính toán. Sau khi đặt Linh Cữu của người mất xuống huyệt và lấp lại, quá trình an táng cũng kết thúc.
Ý nghĩa của quá trình mai táng, chôn cất
An táng, chôn cất là giai đoạn cuối cùng của nghi thức trang nghiêm dành cho người đã khuất, là hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người đã mất của những người thân còn sống. Bên cạnh đó, hình thức này cũng góp phần ngăn chặn mùi phân hủy của thi hài, giúp mọi người không phải chứng kiến việc phân hủy xác của người thân, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho những người xung quanh. Với một số tín ngưỡng thì an táng là một giai đoạn cần thiết giúp người mất đi đến một thế giới mới tốt đẹp hơn.
Nghi thức tổ chức lễ an táng hiện nay
Sau khi đã biết mai táng là gì, chôn cất gọi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nghi thức tổ chức lễ an táng tại Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng và dân tộc khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có nghi thức tổ chức tang lễ tương tự với các quốc gia có nền Nho giáo mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc (do chịu ảnh hưởng của Nho giáo). Tuy nhiên, mỗi tôn giáo khác nhau sẽ có cách thức tổ chức lễ tang khác nhau một chút, cụ thể như:
Lễ an táng trong Phật giáo
Đây là nghi thức thể hiện sự tôn kính của người đã khuất, đồng thời là nét văn hóa, truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Với Phật giáo, nghi lễ an táng thường gồm 3 quá trình chính: cất đám, hạ huyệt và rước linh hồn người thân về thờ cúng.
Nghi lễ cất đám | Đây là nghi thức cần làm trước khi di quan nhằm loại trừ ác quỷ, tà ma quấy rối linh hồn người đã khuất. Ở nghi lễ này, thầy cúng sẽ đọc văn tế (hoặc mở nhạc Phật, người thân trong gia đình đọc bài Tây Phương) vào thời khắc đậy kín Linh Cữu.
Đạo Phật thường chú trọng nhiều chi tiết nhỏ và sắp xếp theo đúng trình tự di quan như Phật đình đi đầu tiên, long kiều vào cờ sẽ đi tiếp theo, sau đó lần lượt là linh sa, cơ đám tang, kèn trống, xe tang. Cuối cùng là con cháu, bạn bạn bè và những người hàng xóm.
Trong nghi lễ này, con trai trưởng sẽ đi cạnh Linh Cữu. Nếu là con trai để tang mẹ sẽ chống gậy vông và đi lùi. |
Lễ hạ huyệt | Người ta sẽ lựa chọn giờ giấc để thực hiện lễ hạ huyệt dựa vào tuổi của người mất, giờ mất nhằm tránh rơi vào giờ xấu, trùng tang. Theo lẽ thường, con trai trưởng sẽ lấp hòm đầu tiên, sau đó là các anh chị em trong gia đình rồi đến con cháu. Lúc này, mỗi người sẽ cầm một nắm đất nhỏ thả vào huyệt mộ như thể hiện sự tiễn đưa, đắp mộ cho người thân. Sau đó, thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức còn lại. |
Rước vong về nhà | Sau khi hạ huyệt, anh chị em hoặc con cháu sẽ mang bát hương, di ảnh và đồ cúng đặt trên linh sa về và đặt lên bàn thờ. |
Lễ an táng trong Công giáo
So với Phật giáo thì Công giáo có nghi thức an táng và tổ chức tang lễ đơn giản hơn. Lễ an táng sẽ được chuẩn bị từ phần di quan và chia làm hai giai đoạn chủ yếu, bao gồm:
- Giai đoạn đầu tiên: Được thực hiện bởi người thân trong gia đình và bà con trong dòng họ. Theo đó, mọi người sẽ đọc kinh cầu nguyện trước khi đưa Linh Cữu vào nhà thờ làm lễ, tiếp theo đó là lễ bái quan và di quan. Lúc này, người đi trước sẽ cầm bát hương, theo sau là người mang di ảnh và đi cuối cùng là người thân, bạn bè của người đã mất.
- Giai đoạn di quan: Khi Linh Cữu được đưa ra khỏi nhà thờ, đội ngũ mai táng sẽ cho Linh Cữu hướng đầu vào nhà như một lời chào từ biệt. Sau đó, cha xứ sẽ làm phép hạ huyệt, cầu nguyện cho người tham dự tang lễ.
Qua nội dung trên đây, mọi người có thể hiểu được an táng là gì và nghi thức thực hiện như thế nào. Tùy vào từng tín ngưỡng và phong tục từ xưa đến nay, nghi thức mai táng của mỗi gia đình sẽ khác nhau, nhưng tất cả đều chung một ý nghĩa: đưa tiễn người thân về đến nơi an nghỉ cuối cùng.
> Tham khảo: